Giọt máu - Khó báu tình người

Thứ sáu - 14/11/2014 21:59
Một cành hoa hồng tuy đẹp nhưng có gai, một thanh sôcôla tuy ngọt ngào nhưng cũng lắm vị cay đắng… Cuộc đời cũng vậy, không chỉ có toàn màu hồng, không phải lúc nào cũng là một vòng tròn tròn trĩnh, luôn đầy đặn… Chúng ta hãy sống chậm lại, nhìn sâu hơn thì mới cảm nhận được hết, cuộc đời này, đằng sau mỗi chúng ta vẫn còn lắm những mảnh đời, những thiệt thòi và lắm những “vòng tròn” không trọn vẹn. Hằng ngày, hằng giờ ở đâu đó trong cuộc sống chúng ta vẫn luôn gặp phải những hoàn cảnh khó khăn, những số phận bất hạnh cần ta giúp đỡ. Họ chỉ có thể là những người gặp khó khăn về kinh tế, nhưng cũng có thể họ là những bệnh nhân mắc những bệnh hiểm nghèo, nhưng không có đủ điều kiện chạy chữa. Hay nghiêm trọng hơn là họ đang đứng trước bờ vực sanh – tử, vì không có đủ máu kịp thời cung cấp cho một ca cấp cứu. Và đó là lúc họ rất cần những tấm lòng chúng tay góp sức, và là lúc chúng ta hành động – Hiến máu nhân đạo.
 
Hiến máu nhân đạo và suy nghĩ của bạn…?
 
 Hiến máu nhân đạo là một nghĩa cử vô cùng thiêng liêng, cao đẹp. Nghĩa cử đó thể hiện tình nhân ái, thương người như thể thương thân bởi lẽ những người tham gia hiến máu đã chia sẻ chính sự sống của họ để góp phần cứu sống những người bệnh hiểm nghèo, qua cơn nguy kịch. Hiến máu nhân đạo là một trong những phong trào lớn hiện nay được toàn xã hội quan tâm và hưởng ứng, là một hoạt động đầy ý nghĩa nhân đạo và mang tính nhân văn
 
Còn gì đẹp trên đời hơn thế
Người với người sống để yêu nhau
 
Như BS Bùi Vũ Khúc - Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Thái Bình, đã từng phát biểu: “Hiện nay, khoa học vẫn chưa tìm ra máu nhân tạo để thay thế nguồn máu lấy từ con người. Vì thế, tất cả nguồn máu để điều trị cho bệnh nhân đều bắt buộc phải được con người hiến tặng. Ngày nay, hiến máu nhân đạo không còn là trách nhiệm, bổn phận riêng của một cá nhân cụ thể nào mà rất cần sự chung tay, góp sức của cả cộng đồng”. Bởi lẽ mỗi chúng ta sinh ra không ai muốn mang những căn bệnh hiểm nghèo và cũng chẳng ai muốn rơi vào hoàn cảnh khó khăn, nguy hiểm, ai cũng có một khao khát được mưu cầu hạnh phúc.  Nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng được vẹn nguyên tròn đầy như người ta mong muốn, không phải lúc nào cũng chỉ có màu hồng! Mỗi ngày trên cả nước có biết bao con người cần được truyền máu để duy trì cuộc sống. Vậy có bao giờ bạn tự hỏi: Họ cần máu làm gì? Bệnh nhân cần máu bởi muôn vàn lí do khác nhau: Bị mất máu do chấn thương, tai nạn hay mắc phải các bệnh gây thiếu máu, chảy máu: ung thư máu, suy tuỷ xương, máu khó đông... hay cần cho những ca phẫu thuật và nhiều trường hợp khác nữa.
 
Tuy nhiên, khi đã lâm vòng nguy biến họ cần lắm những giọt máu nghĩa tình để có thể thoát khỏi lưỡi hái của tử thần. Ai đã từng trải qua những giây phút nguy kịch đứng trước ranh giới mong manh của sự sống và cái chết đó, lại càng thấy rõ giá trị của từng giọt máu mà họ nhận được quý giá biết nhường nào! Mỗi giọt máu tưởng chừng nhỏ bé và mỏng manh nhưng nó đủ sức mạnh để đem lại cả cuộc đời cho người bệnh, giúp cho họ có tương lai, có hạnh phúc như bao nhiêu người khác. 
 
Tính chung trên thế giới, cứ mỗi 3 phút là có 01 người chết vì không có máu truyền. Tính bình quân cứ 100 người nhập viện thì có 01 người cần truyền máu. Và trên cơ sở thực tế mỗi năm nước ta cần khoảng 1.700.000 đơn vị máu điều trị nhưng hiện mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu. Chính vì lẽ đó, Hiến máu nhân đạo là một việc làm cần sự chung tay góp sức cảu mỗi cá nhân trong cộng đồng. Chúng ta không chỉ tham gia thực hiện Hiến máu nhân đạo mà cần tuyên truyền, khuyến khích mọi người xung quanh cùng tham gia hiến máu. Máu là thứ tài sản vô cùng quý giá, mà cuộc sống đã ban tặng cho mỗi chúng ta. Nhưng máu cũng là sự sống của những bệnh nhân trên giường bệnh. Chỉ cần hiến một phần máu của mình bạn đã cứu được rất nhiều người trước nguy cơ mất người thân, bạn bè và trước tiên là cứu được tính mạng của chính các người bệnh đang cần đến máu      
                  
Chúng ta hãy tưởng tượng xem, hằng ngày hằng giờ có hàng ngàn bệnh nhân đang chờ được truyền máu, nếu không có những tấm lòng nhân ái, những giọt máu đong đầy yêu thương được cho đi thì sẽ có biết bao nhiêu người phải từ bỏ sự sống trong tích tắc. Có như vậy ta mới thấy được giá trị thực sự của từng giọt máu được hiến đi và ý nghĩa thiêng liêng cao đẹp của hành động Hiến máu nhân đạo. Chính vì hiểu được tầm quan trọng của Hiến máu nhân đạo mà ngày nay, rất nhiều phong trào, hoạt động tình nguyện hiến máu được tổ chức với quy mô lớn và nhận được nhiều sự ủng hộ của cộng đồng xã hội: Hành trình đỏ, Lễ Hội xuân hồng, Ngày hội hiến máu… với thông điệp: “Một giọt máu cho đi – Một cuộc đời ở lại” hay ‘Màu đỏ máu ban – Màu xanh hi vọng”. Hay sự hưởng ứng và tham gia nhiệt tình của nhiều cá nhân tổ chức: Nguyễn Tuấn Anh (Đại học Quy Nhơn), với 13 lần tham gia hiến máu tình nguyện, ông Lê Đình Duật (sinh năm 1943, Thanh Xuân, Hà Nội) đã hiến được 275 đơn vị máu tốt cho Viện huyết học và truyền máu Trung ương. Hay ông Vũ Chấn Minh (55 tuổi, TPHCM) với quan niệm: cho đi là còn mãi đã lập kỷ lục hiến máu với hơn 27 lít máu trong 20 năm qua, Chị Trần Thị Mai (sinh năm 1966, Khánh Hòa) đã 72 lần hiến máu. Và đặc hơn nữa khi chương trình Hiến máu nhân đạo còn nhận được sự hưởng ứng từ bạn bè quốc tế: Tổng lãnh sự Mỹ tại TP HCM Lê Thành Ân cùng phu nhân với 3 lần tham gia hiến máu tại Việt Nam với mỗi lần hiến 1.5 đơn vị máu và 50 nhân viên mỗi người 1 đơn vị máu. Chưa dừng ở đó, bạn sẽ vô cùng bất ngờ với con số 76 lần hiến máu với  150 đơn vị máu của anh Nguyễn Hữu Thuận – Người đàn ông có số lần hiến máu với số đơn vị máu nhiều nhất Việt Nam tương đương với 30 lít máu của ảnh hay chị Nguyễn Thị Thanh Nhàn – Người phụ nữa có số lần hiến máu với số đơn vị máu nhiều nhất VN với 65 lần đã hiến 81,5 đơn vị máu tương đương với 20,375 lít máu. Và càng kinh ngạc khi tìm hiểu về người hiến máu nhiều nhất trên thế giới với 1000 lần hiến máu của ông James Harrison, (Úc - 74 tuổi) đã cứu sống hơn 2 triệu đứa trẻ.
 
Hoạt động Hiến máu tình nguyện không chỉ dừng ở đó mà còn được phát triển và nhân rộng hơn với các Ngân hàng máu sống Những làng hiến máu, dòng họ hiến máu như Làng Tây Mỗ (Từ Liêm, Hà Nội), dòng họ hiến máu tại huyện Lục Ngạn, Bắc Giang (Họ Hồ)... hay Đội tình nguyện đỏ. Bên cạnh đó, Hiến máu nhân đạo còn nhận được sự quan tâm ủng hộ từ phía nhà nước ta thông qua quyết định số 43/2000/QĐ-TTg về việc “vận động và khuyến khích nhân dân HMTN” và lấy ngày 7/4 hàng năm là “Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện” của Thủ tướng chính phủ. Từ đó đã khẳng định được tầm quan trọng và giá trị nhân văn sâu sắc từ hoạt động Hiến máu nhân đạo.
 
Hiến máu nhân đạo không chỉ đem lại sự sống, niềm vui, niềm hạnh phúc cho người được nhận mà còn đem đến cho người hiến máu một niềm vui, niềm tự hào lớn lao. Họ vui vì học đã làm được một việc có ích cho cuộc đời, vui khi nhìn thấy một nụ cười rạng rỡ được tiếp tục vì họ đã cứu được một người từ bờ vực giữa sự sống và cái chết. Vui vì có thể đem lại niềm vui cho người thân, bạn bè của người bệnh… Và họ cũng cảm thấy tự hào khi một phần dòng máu của mình đang tiếp tục chảy và tiếp thêm mạch sống cho một cuộc đời. Và càng tự hào vì chúng ta có  sức khỏe, có một nguồn máu sạch để có thể gieo đi những mầm yêu thương, tiếp thêm sức mạnh cho những cuộc đời.
“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
 
Hiến máu nhân đạo là hành động có ý nghĩa, mang đậm tính nhân văn là thế, nhưng bên cạnh những cá nhân, tổ chức tích cực tham gia Hiến máu tình nguyện thì hiện nay, tỉ lệ người tham gia hiến máu tình nguyện còn rất thấp (Khoảng 6% dân số đủ tiêu chuẩn hiến máu, nhưng mới chỉ có dưới 2% tham gia hiến máu) và rất nhiều người còn thái độ thờ ơ trước vấn đề thiếu máu bởi họ chưa nhận thức rõ ràng hay cụ thể về tầm quan trọng cũng như giá trị thực sự cũng như tính nhân văn sâu sắc của phong trào hiến máu nhân đạo. Hay có chăng chỉ vì một lý do nào đó, họ phải tham gia nhưng với một tinh thần không tự nguyện, hay cũng không ít những trường hợp lợi dụng Hiến máu nhân đạo vì mục đích kinh tế, đi ngược lại với mục đích cao đẹp cũng như tinh thần tương thân tương ái – thương người như thể thương thân của chương trình.
 
Qua đó, cho ta thấy rằng Hiến máu nhân đạo là một việc làm có ý nghĩa vô cùng to lớn, là một nghĩa của cao đẹp mang đậm tính nhân văn. Hiến máu không chỉ là đơn thuần là chia sẻ một phần máu của mình cho người khác mà chính nó đã cứu lấy mạng sống của biết bao người đứng trước bờ vực sanh tử, nó cũng là mạch sống, nguồn tiếp thêm sức mạnh cho người bệnh. Bên cạnh đó hiến máu còn là một hành động đẹp thể hiện được truyền thống tương thân tương ái  - thương người như thể thương thân của con người Việt Nam, là sự gắn kết dòng máu Việt – dòng màu của con hồng cháu Lạc. Để rồi từ đó, mỗi người chúng ta phải nhân thức được rằng: Hiến máu nhân đạo không chỉ của riêng một cả nhân tổ chức nào mà đó là nghĩa vụ thiêng liêng và cao cả của mỗi chúng ta. Còn tôi và bạn..? Là những thanh niên học sinh, người gánh vác trên vai tương lai của một thế hệ, mỗi chúng ta cũng cần tự nhận thức được tầm quan trọng và nghĩa vụ của mình đối với phong trào Hiến máu nhân đạo. chúng ta không chỉ tích cựa tham gia mà phải tuyên truyền, vận động người thân, bạn bè, và mọi người xung quanh cùng tham gia vì một tương lai tươi sáng cho những mảnh đời không tròn đầy. Chúng ta hãy hành động ngay bây giờ và truyền trao cho nhau những thông điệp yêu thương: GIỌT MÁU – KHO BÁU TÌNH NGƯỜI.

  Ý kiến bạn đọc

THÀNH VIÊN

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây