Sách Giải

https://sachgiai.com


Hướng dẫn giải bài tập SGK Địa lý lớp 7 bài 40: Thực hành tìm hiểu vùng công nghiệp truyền thống ở Đông bắc Hoa Kì và vùng công nghiệp vành đai mặt trời

Hướng dẫn giải bài tập SGK Địa lý lớp 7 bài 40: Thực hành tìm hiểu vùng công nghiệp truyền thống ở Đông bắc Hoa Kì và vùng công nghiệp vành đai mặt trời

Bài 1 (trang 125 sgk Địa Lí 7): Vùng công nghiệp truyền thống ở vùng Đông Bắc Hoa Kì

Quan sát các hình 37.1, 39.1 và dựa vào kiến thức đã học, cho biết:

- Tên các đô thị lớn ở Đông Bắc Hoa Kì

- Tên các ngành công nghiệp chính ở đây

- Tại sao các ngành công nghiệp truyền thống ở vùng Đông Bắc Hoa Kì có thời kì bị sa sút?

Giải:

- Các đô thị lớn ở Đông Bắc Hoa Kì: Niu I-ooc, Phi-la đen-phi-a, Oa-sinh-tơn, Si-ca-gô, Đi-tơ-roi, Ôt-ta-ao, Môn-trê-an.

- Các ngành công nghiệp chính ở đây: Luyện kim đen, cơ khí, hóa chất, dệt, đóng tàu, khai thác và chế biến gỗ.

- Các ngành công nghiệp truyền thống ở vùng Đông Bắc Hoa Kì có thời kì bị sa sút, vì: Hạ tầng cơ sở lạc hậu, ngành luyện thép và khai thác than bị đình đốn, không khí và nước bị ô nhiễm…; Bị cạnh tranh bởi các nước Tây Âu, Nhật Bản và các nước công nghiệp mới ở Châu Á…

Bài 2 (trang 125 sgk Địa Lí 7): Sự phát triển của vành đai công nghiệp mới

Quan sát trên hình 40.1 và dựa vào kiến thức đã học, cho biết:

- Hướng chuyển dịch vốn và lao động ở Hoa Kì.

- Tại sao có sự dịch chuyển vốn và lao động trên lãnh thổ Hoa Kì?

- Vị trí của vùng công nghiệp "Vành đai mặt trời" có những thuận lợi gì?

Thực hành tìm hiểu vùng công nghiệp truyền thống ở đông bắc Hoa Kì và vùng công nghiệp vành đai mặt trời

Giải:

- Vốn và lao động ở Hoa Kì đang có sự dịch chuyển theo hướng từ vùng Đông Bắc xuống vành đai công nghiệp mới ở phía Tây và phía Nam của Hoa Kì

- Nguyên nhân của sự dịch chuyển vốn và lao động trên lãnh thổ Hoa Kì là sự phát triển mạnh mẽ của vành đai công nghiệp mới ở phía Tây và phía Nam trong giai đoạn hiện nay.

- Vị trí của vùng công nghiệp "Vành đai Mặt Trời" có những thuận lợi sau:

+ Gần biên giới Mê-hi-cô nên dễ nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu hàng hóa sang các nước Trung và Nam Mĩ.

+ Phía Tây thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế (xuất nhập khẩu) với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây