Sách Giải

https://sachgiai.com


Hướng dẫn giải bài tập SGK Địa lý lớp 7 bài 46: Thực hành sự phân hóa của thảm thực vật ở sườn đông và sườn tây của dãy An-đét

Hướng dẫn giải bài tập SGK Địa lý lớp 7 bài 46: Thực hành sự phân hóa của thảm thực vật ở sườn đông và sườn tây của dãy An-đét

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT ĐƯỢC

Phân tích sự phân hoá môi trường tự nhiên theo độ cao và hướng sườn ở dãy An-đét.

II. GỢI Ý NỘI DUNG THỰC HÀNH

Giải bài tập 1 trang 139 SGK địa lý 7: Các đại thực vật theo chiều cao ở sườn tây An-đét

+ 0 - 1000m: Thực vật nửa hoang mạc.

+ 1.000 - 2.000m: Cây bụi xương rồng.

+ 2.000 - 3.000m: Đồng cỏ cây bụi.

+ 3.000 - 5.000m: Đồng cỏ núi cao.

+ Trên 5.000m: Băng tuyết vĩnh cửu.

Giải bài tập 2 trang 139 SGK địa lý 7: Các đai thực vật theo chiều cao ở sườn đông An-đét

+ 0 - 1000m: Rừng nhiệt đới.

+ 1.000 - 1.300m: Rừng lá rộng.

+ 1.000 - 3.000m: Rừng lá kim.

+ 3.000 - 4.000m: Đồng cỏ.

+ 4.000 - 5.000m: Đồng cỏ núi cao.

+ trên 5.000m: Băng tuyết vĩnh cửu.

Giải bài tập 3 trang 139 SGK địa lý 7: Giải thích

- Từ độ cao từ 0m đến 1000m, sườn tây An-đét là thực vật nửa hoang mạc, vì: Do tác động của dòng biển lạnh Pê-ru, dẫn đến sườn tây An-đét mưa ít, khí hậu khô.

- Từ độ cao từ 0m đến 1000m, sườn đông An-đét có rừng nhiệt đới, vì: Sườn đông chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch từ biển thổi vào, nên mưa nhiều.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây