Sách Giải

https://sachgiai.com


Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn, năm 2018 (Đề số 10)

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn, năm 2018, có đáp án và hướng dẫn giải
Câu 1. Truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao đã giúp cho anh (chị) có cái nhìn đúng như thế nào về người nông dân Việt Nam ta những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp.

Câu 2. Mỗi truyện ngắn hay thường xây dựng được tình huống truyện đặc sắc. Hãy phân tích tình huống cơ bản trong truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu. Nêu tác dụng của tình huống ấy đối với việc thể hiện chủ đề và nhân vật trong truyện.
 
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

Câu 1

I - Yêu cầu chung

Thí sinh nói được cái nhìn của bản thân về người nông dân Việt Nam những ngày đầu kháng chiến chống thực dân
 
Pháp chứ không phải phân tích cái nhìn của Nam Cao hay của Hoàng, của Độ. Thí sinh không được nhầm với kiểu để phân tích nhân vật.
 
II - Yêu cầu cụ thể về nội dung

1. Có được một cái nhìn khách quan, biện chứng về mặt mạnh và cả mặt yếu của người nông dân cũ (không được học hành, không biết chữ, không hiểu vì sao tên đàn bà mà không có “thị”, hát quốc ca như người buồn ngủ, nói lựu đạn thành “nựu đạn”, viết quốc ngữ sai vần, nghĩa là có thể có nhiều cái ngố, cố phần dốt nát, nheo nhếch, nhút nhát, nhịn nhục một cách đáng thương.) nhưng đồng thời cũng nhận ra nguyên nhân nào đã làm cho người nông dân phải thiệt thòi như vậy, Trước Cách mạng tháng Tám, thực dân Pháp thi hành chính sách ngu dân, mở nhà tù nhiều hơn trường học (hơn 90% nông dân mù chữ). Mặt khác nông dân lại bị áp bức, bóc lột tàn nhẫn. Hai triệu rưỡi người chết đói năm 1945 phần lớn là nông dân.
 
Mặt khác lại cũng thấy được trong con người họ có nhiều phẩm chất quý giá, nhất là khi được Cách mạng giải phóng (hăng hái gánh vác việc nước : vác tre làm công tác phá hoại cản cơ giới của địch ; tham gia du kích canh gác làng xóm ; say sưa tham gia chính trị, v..v... dù ít chữ cũng gánh vác việc chính quyền,...). Yêu lao động, nông dân làm ra khoai lúa cho cuộc kháng chiến, Nông dân là động lực của kháng chiến.
 
2. Biết nhận ra người nông dân nhanh chóng tiến bộ trong chế độ mới : Từ một kiểu người nhút nhát thành người can đảm đánh giặc, từ kiểu người quẩn quanh nhà cửa, quẩn quanh sau lũy tre xanh thành người “không hề bận tâm vợ con, nhà cửa để làm việc nước”, từ người nô lệ thành người tự do tham gia công việc chung...
 
3. Chúng ta không nên sa vào cái nhìn của Hoàng. Chỉ thấy hiện tượng, không thấy bản chất tốt đẹp của nông dân. Chúng ta nên nhìn cái nhìn của người trong cuộc, cùng đội ngũ để cảm thông, yêu quý, trân trọng và tin tưởng, khác với lối nhìn khinh bạc, dè bỉu của vợ chồng Hoàng. Nông dân chiếm đa số trong quân đội, là lực lượng lao động sản xuất chính trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Họ là động lực của lịch sử. Không nên chỉ để cao lãnh tụ, mà quên vai trò quyết định của quần chúng, Phải quán triệt quan điểm duy vật lịch sử khi đánh giá vai trò của nông dân, của quần chúng lao động.
 
Câu 2

1. Giới thiệu vắn tắt về Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn “Mảnh trăng cuối rừng”

Nguyễn Minh Châu là một nhà văn xuôi nổi tiếng trong thời kì chống đế quốc Mĩ và là một cây bút tiên phong trong thời kì Đổi mới. Trước 1975, ông là một phong cách hiện thực đậm đà màu sắc lãng mạn cách mạng (Mảnh trăng cuối rừng, Của sông, Dấu chân, người lính). Sau 1975, với Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát, ông là một phong cách hiện thực tỉnh táo.
 
2. Phân tích tình huống truyện
 
- Đây là một tình huống kiếm tìm và gặp gỡ bất ngờ. Lãm gặp Nguyệt trong một tình huống tự nhiên mà bất ngờ. Cuộc tìm kiếm vẫn không dừng lại ngay cả khi hai người đã gặp nhau.
 
- Tình huống đó tạo điều kiện cho nhân vật Nguyệt có thể bộc lộ vẻ đẹp một cách toàn vẹn qua sự cảm nhận và phát hiện của nhân vật Lãm (lúc ánh trăng chiếu thẳng vào cabin nơi Nguyệt ngồi, lúc Nguyệt anh dũng làm dấu hiệu cho xe qua ngầm dưới làn mưa đạn của địch). Tình huống tìm kiếm còn thể hiện tư tưởng của tác giả trong truyện : đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bể sâu tâm hồn con người Việt Nam thời kì chống đế quốc Mĩ. 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây