Sách Giải

https://sachgiai.com


Đề kiểm tra 15 phút học kì 2 Vật lí 8 số 2

Đề kiểm tra 15 phút học kì 2 Vật lí 8 số 2 có đáp án kèm theo. Mời các bạn cùng tham khảo.
Câu hỏi trắc nghiệm 100%
Câu 1. Tính chất nào sau đây không phải của nguyên tử, phân tử?
A. Chuyển động không ngừng.
B. Có lúc chuyển động có lúc đứng yên.
C. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
D. Chuyên động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
Câu 2. Có hai cốc nước: cốc (1) chứa nước lạnh, cốc (2) chứa nước nóng. Tốc độ chuyển động của các phân tử nước
A. trong cốc (1) lớn hon cốc (2).
B. trong cốc (1) nhỏ hon cốc (2).
C. trong hai cốc bằng nhau.
D. không phụ thuộc vào nhiệt độ.
Câu 3. Đổ 100cm3 rượu vào 100cm3 nước sẽ thu được một lượng hỗn hợp rượu và nước với thể tích
A. bằng 200cm3.
B. nhỏ hon 200cm3.
C. lớn hon 200cm3.
D. bằng hoặc lớn hơn 200cm3.
Câu 4. Xoa hai bàn tay vào nhau ta thấy tay nóng lên. Trong hiện tượng này có sự chuyển hoá năng lượng:
A. từ nhiệt năng sang cơ năng.
B. từ cơ năng sang nhiệt năng.
C. từ cơ năng sang cơ năng.
D. từ nhiệt năng sang nhiệt năng.
Câu 5. Câu nào sau đây viết về nhiệt năng là không đúng?
A. Nhiệt năng là một dạng năng lượng.
B. Nhiệt năng là tổng động năng và thế năng của vật.
C. Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
D. Nhiệt năng là năng lượng mà vật lúc nào cũng có.
Câu 6. Chọn câu sai:
A. Tính dẫn nhiệt của các chất có nhiều ứng dụng trong đời sống và kĩ thuật.
B. Chất dẫn nhiệt kém không có ý nghĩa trong đời sống và kĩ thuật, ta chỉ cần chất dẫn nhiệt tốt.
C. Hiểu biết về tính dẫn nhiệt có thể dùng để giải thích những hiện tượng trong tự nhiên.
D. Sự dẫn nhiệt của một vật là sự truyền động năng từ hạt này đến hạt khác trong vật đó khi chúng va chạm nhau.
Câu 7. Hãy nhìn ngọn lửa của cây nến đang cháy. Năng lượng nhiệt được truyền theo hướng nào?
A. Truyền xuống dưới.
B. Truyền lên trên.
C. Truyền ngang.
D. Truyền đều theo mọi hướng.
Câu 8. Chọn nhận xét sai.
A. Trong hiện tượng đối lưu có hiện tượng nở vì nhiệt.
B. Trong hiện tượng đối lưu có sự truyền nhiệt lượng từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hon.
C. Trong hiện tượng đối lưu có hiện tượng cơ học: lớp nước nóng trồi lên, lớp nước lạnh tụt xuống.
D. Sự đối lưu xảy ra khi hai vật rắn có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc nhau.
Câu 9. Đứng gần ngọn lửa hoặc lò sưởi, ta sẽ cảm thấy nóng. Nhiệt lượng truyền từ ngọn lửa đến ta bằng cách nào?
A. Sự dẫn nhiệt của không khí.
B. Sự đối lưu.
C. Sự bức xạ nhiệt.
D. Chủ yếu là bức xạ nhiệt, một phần do dẫn nhiệt.
Câu 10. Năng lượng từ Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng cách nào?
A. Bằng sự đối lưu.
B. Bằng dẫn nhiệt qua không khí.
C. Bằng bức xạ nhiệt.
D. Bằng một cách khác.
ĐÁP ÁN
Câu 1. Chọn B
Câu 2. Chọn B
Câu 3. Chọn B
Câu 4. Chọn B
Câu 5. Chọn B
Câu 6. Chọn B
Câu 7. Chọn D
Câu 8. Chọn D
Câu 9. Chọn D
Câu 10. Chọn C.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây