* Chức năng của láLà cơ quan quang hợp chính của cây, tổng hợp nên chất hữu cơ và tạo ra các chất dinh dưỡng cơ bản để nuôi cây, lá còn là cơ quan hô hấp và thoát hơi nước.
* Cấu tạo của lá 1. Hình dạng ngoài của lá1.1. Các bộ phận của lá Gồm ba phần chính: cuống lá, phiến lá và bẹ lá.
- Phiến lá là một bản mỏng có màu lục, gồm các tế bào thịt lá chứa nhiều lục lạp. Trên phiến lá có các gân lá, với các bó dẫn ở bên trong, làm nhiệm vụ vận chuyển.
- Cuống lá là phần nối lá vào thân và cành.
- Bẹ lá là phần gốc cuống lá loe rộng ra thành bẹ ôm lấy thân hoặc cành.
1.2. Các dạng lá Tuỳ theo sự phân chia của cuống lá hay không, người ta chia ra hai loại lá chính: lá đơn và lá kép.
1.3 Sự biến dạng của láĐể thích nghi với các môi trường sống khác nhau hoặc với một số chức phận đặc biệt, lá có thể biến đổi hình dạng thành các bộ phận sau đây: vẩy, gai, tua cuốn, lá bắt mồi, ...
1.4. Cách mọc láLá mọc cách; Lá mọc đối; Lá mọc vòng
2. Cấu tạo giải phẫu của lá2.1. Cấu tạo của lá cây Hai lá mầm- Cấu tạo của cuống lá: Biểu bì; Mô dày; Mô mềm; Các bó dẫn.
- Cấu tạo của phiến lá: Phiến lá được giới hạn bởi lớp tế bào biểu bì điển hình: không có lục lạp, màng ngoài thường dày hơn và có cuticun, đôi khi có sáp hoặc lông. Các bó dẫn (gân lá) nằm trong phần mô đồng hóa, chỗ giáp giữa mô dậu và mô xốp làm thành hệ gân lá.
2.2. Cấu tạo của lá cây Một lá mầmCấu tạo bẹ lá; Cấu tạo phiến lá cây Một lá mầm.
2.3 Sự rụng láThời gian sống của lá ngắn hơn so với cây, nên các lá già sẽ rụng và thay thế vào đó là các lá non.