I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
A. Chọn ý đúng nhất trong các câu sau
Câu 1 : Nguyên nhân gây ra những tai nạn nguy hiểm cho con người là:
A. Chuyên chở chất dễ cháy trên xe chuyên dùng.
B. Buôn bán vũ khí trái phép,
C. A-xít được bảo quản cẩn thận.
D. Sử dụng súng săn để bảo vệ hoa màu.
Câu 2: Hành vi công dân được làm là:
A. Khai thác rừng chưa đến tuổi.
B. Dùng mìn đánh bắt cá.
C. Buôn bán thuốc trừ sâu.
D. Đi vào khu vực cấm.
Câu 3: Thấy hành vi chiếm dụng tài sản của người khác, em sẽ:
A. Sợ hãi bỏ đi.
B. Đồng lõa với người đó.
C. Làm như không biết, bỏ đi.
D. Yêu cầu người đó trả lại tài sản.
Câu 4: Cơ quan có đủ thẩm quyền giải quyết việc trốn thuế là:
A. Công an.
B. Cơ quan Thuế,
C. Viện kiểm sát nhân dân.
D. Tòa án nhân dân.
Câu 5: Tệ nạn nguy hiểm nhất là:
A. Đua xe máy.
B. Gian lận thi cử
C. Cờ bạc.
D. Trộm cắp, cướp giật.
Câu 6: Trong các nguyên nhân sau, nguyên nhân chính dẫn sa vào các tệ nạn xã hội là:
A. Ảnh hưởng xấu của văn hoá phẩm đồi truỵ.
B. Thích thử nghiệm đi tìm cảm giác mới lạ.
C. Chính sách mở cửa của nền kinh tế thị trường.
D. Ảnh hưởng của lối sống hưởng thụ thiếu lành mạnh.
Câu 7: HIV/AIDS có tác hại đối với:
A. Gia đình và xã hội.
B. Cá nhân và xã hội.
C. Cá nhân và gia đình.
D. Cá nhân, gia đình và xã hội.
Câu 8: Hành vi vi phạm tài sản nhà nước và lợi ích công cộng là:
A. Lấy tiền nhà nước đầu tư sản xuất để cho vay.
B. Khai thác rừng đến tuổi.
C. Kinh doanh thua lỗ nên nợ tiền ngân hàng.
D. Lãng phí điện, nước của gia đình.
B. Hãy trả lời đúng (Đ) hoặc sai (S) cho những tình huống sau
Câu 9: Ông A chủ tịch xã H đã lợi dụng chức quyền tự ý bán đất canh tác của Hợp tác xã.
Câu 10: Thẩm phán Tòa án nhân dân huyện Q đã kí quyết định thuận tình li hôn cho anh H và chị B.
Câu 11: Thấy Tân cứ vật vã vì cơn nghiện, cha của anh quyết định thử dùng ma túy một lần để xem có cách gì giúp con. Ông nghĩ nếu chỉ dùng một lần thôi sẽ không hề gì.
Câu 12: Trên đường đi học về, Hân và Lan nhặt được chiếc ví trong đó có tiền và các giấy tờ quan trọng khác. Sau một hồi suy nghĩ, hai em đã tìm các chú công an để nhờ trả lại cho chủ chiếc ví.
II. TỰ LUẬN (7 điếm)
Câu 1(1 điểm): Đăng kí quyền sở hữu có phải là biện pháp để công dân tự bảo vệ tài sản không? Vì sao?
Câu 2 (1,5 điểm). Học sinh phải làm gì để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?
Câu 3 (1,5 điểm): Vì sao Hiến pháp quy định công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo?
Năm nay Việt đã 14 tuổi, bố mẹ mua cho một chiếc xe đạp để đi học. Nhưng vì muốn mua một chiếc xe đạp khác nên Việt tự rao bán chiếc xe đạp đó. Theo em:
a. Việt có quyền bán chiếc xe đạp cho người khác không? Vì sao?
b. Việt có quyền gì đối với chiếc xe đạp đó?
c. Muốn bán chiếc xe đạp đó, Việt phải làm gì?
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1: B
Câu 2: C
Câu 3: D
Câu 4: B
Câu 5: C
Câu 6: D
Câu 7: D
Câu 8: A
Câu 9: S
Câu 10: Đ
Câu 11: S
Câu 12: Đ
II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1(1 điểm): Đăng kí quyền sở hữu là biện pháp để công dân tự bảo vệ tài sản. Vì, có đăng kí quyền sở hữu thì công dân mới có cơ sở pháp lí để tự bảo vệ tài sản của mình và phân biệt được với tài sản của người khác.
Câu 2 (1,5 điểm): Để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại học sinh cần phải:
- Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
- Tuyên truyền, vận động gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện tốt các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
- Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
Câu 3 (1,5 điểm): Hiến pháp quy định công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo bởi vì:
- Để tạo cơ sở pháp lí cho công dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp khi bị xâm phạm.
- Để tạo cơ sở pháp lí cho công dân giám sát các hoạt động của cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước.
- Để ngăn ngừa và đấu tranh, phòng chống tội phạm.
Câu 4 (3 điểm): Cho tình huống sau.
a. Việt không có quyền bán chiếc xe đạp đó. Vì: chiếc xe đó do bố mẹ bỏ tiền mua và Việt còn ở độ tuổi chịu sự quản lí của bố mẹ, nghĩa là chỉ có bố mẹ Việt mới có quyền bán chiếc xe đó cho người khác.
b. Việt có quyền sử dụng, quyền chiếm hữu chiếc xe đạp đó.
c. Muốn bán chiếc xe đó, Việt phải hỏi ý kiến của bố mẹ và được bố mẹ đồng ý.