Câu 1 (0,5 điểm). Biểu hiện nào dưới đây là sống giản dị? Khoanh tròn chữ cái trước câu đúng nhất.
A. Sống gần gũi, hoà hợp với xung quanh.
B. Sống hà tiện.
C. Sống không bao giờ chú ý đến hình thức bên ngoài.
D. Sống dễ dãi, xuề xoà.
Câu 2 (0,5 điểm). Em đồng ý với ý kiến nào sau đây? Khoanh tròn chữ cái trước câu đúng nhất.
A. Cường học giỏi nhưng kiêu căng, hay bắt nạt bạn yếu.
B. Hiền, Hà thân nhau thường che giấu khuyết điểm cho nhau.
C. Sinh nhật của em, em không muốn mời Lan vì gia đình Lan nghèo.
D. Tuấn học giỏi. Giờ kiểm tra Nam cầu cứu, Tuân đã không bảo bài và khuyên Nam cố gắng suy nghĩ.
Câu 3. (0,5 điểm) Hành vi nào sau đây là thiếu kỉ luật? Khoanh tròn chữ cái trước câu đúng nhất.
A. Em đi học đúng giờ.
B. Em nghỉ học, bố mẹ viết đơn xin phép.
C. Em đọc truyện, viết thư trong giờ học.
D. Em không nói chuyện trong giờ học.
Câu 4 (0,5 điểm). Ý kiến nào dưới đây thể hiện sự đoàn kết, tương trợ với bạn bè ? Khoanh tròn chữ cái trước câu đúng nhất.
A. Đoàn kết với bạn cùng sở thích thì mới thú vị.
B. Đoàn kết, tương trợ không nên có sự phân biệt nào.
C. Đoàn kết với bạn có học lực và hoàn cảnh như mình thì mới có sự bình đẳng.
D. Đoàn kết với những người bạn có thể giúp đỡ mình.
Câu 5 (1 điểm). Nối các tình huống ở cột A với các lời nhận xét ở cột B sao cho phù hợp:
Cột A |
Cột B |
1. Xúi giục hoặc sai khiến người ta làm hại người khác để đạt mục đích của cá nhân mình.
2. A dua, phụ hoạ theo ý kiến của người khác mặc dù biết rằng người đó sai trái.
3. Bác A đã kí kết hợp đồng làm ăn với bác B, nhưng vì lợi riêng bác A đã huỷ hợp đồng để bạn mình bị thiệt thòi.
4. Bạn Lê và bạn Hà giận nhau. Huệ đến nói chuyện với Hà, Hà tỏ vẻ khó chịu và còn nặng lời với Huệ. |
a. Gió chiều nào che chiều ấy.
b. Trở mặt như trở bàn tay.
c. Ném đá giấu tay.
d. Giận cá chém thớt. |
II. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Vì sao chúng ta phải tôn sư trọng đạo?
Câu 2 (3 điểm). Cho tình huống:
Chị gái của Bình đang học đại học tại thành phố, chị phải thuê nhà trọ để ở và có khi hằng tháng chị mới về thăm nhà. Bình rất thương chị và không muốn chị thiếu thốn, muốn chị được đầy đủ cho bằng bạn, bằng bè nên Bình thường lấy trộm tiền của bố đưa cho chị mỗi khi chị về thăm gia đình.
Em có đồng tình với cách làm của Bình không? Vì sao? Nếu em là Bình em sẽ ứng xử thế nào?
Câu 3 (2 điểm). Để rèn luyện lòng tự trọng các em cần phải làm gì?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 8
I. Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm). Chọn câu A
Câu 2 (0,5 điểm). Chọn câu D
Câu 3 (0,5 điểm). Chọn câu C
Câu 4 (0,5 điểm). Chọn câu B
Câu 5 (1 điểm). Một kết nối đúng được 0,25 điểm:
1 - C; 2 - A; 3 - B; 4 - D.
II. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Chúng ta phải tôn sư trọng đạo vì:
- Thầy cô giáo đã có công dạy dỗ chúng ta nên người, không chỉ giúp ta có sự hiểu biết, mở mang trí tuệ mà còn giúp ta biết sông sao cho phải đạo làm con, đạo làm trò và làm người có ích cho xã hội. (1,5 điểm)
- Kính trọng và biết ơn thầy cô giáo là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, ta phải giữ gìn và phát huy. (0,5 điểm)
Câu 2 (3 điểm). Có hai yêu cầu:
- Không đồng tình với cách làm của bạn Bình. (0,5 điểm)
- Học sinh trình bày theo cách của mình nhưng đảm bảo giải thích được: (1,5 điểm)
+ Việc làm của Bình không phải là thương chị mà chính là hại chị. (0,5 điểm)
+ Chị của Bình khi có nhiều tiền có thể sẽ bị bạn bè rủ rê, lôi kéo sa vào việc ăn chơi. Từ đó lơ là việc học tập, kết quả học tập sẽ giảm sút, dễ hư hỏng và sa vào các tệ nạn xã hội. Hơn nữa, nếu bố mẹ biết chuyện Bình lấy trộm tiền sẽ càng buồn hơn. (1 điểm) Câu 3 (2 điểm): Để rèn luyện lòng tự trọng các em cần phải:
- Phải chú ý giữ gìn phẩm cách và danh dự của bản thân.
- Phải luôn trung thực với người khác và với bản thân mình.
- Phải học tập các tấm gương sáng thể hiện lòng tự trọng.
- Phải xa lánh những thói xấu như: khúm núm, sợ sệt, nịnh hót, nói xấu sau lưng người khác.
- Phải tôn trọng lẽ phải.