I. PHẦN TRẮC NGHIỆMCâu 1. Luật hôn nhân - gia đình năm 2014 qui định độ tuổi kết hôn ở nước ta là bao nhiêu tuổi? A. Nam từ 22 tuổi trở lên, nữ từ 20 tuổi trở lên.
B. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
C. Nam từ 23 tuổi trở lên, nữ từ 21 tuổi trở lên.
D. Cả nam và nữ từ 25 tuổi trở lên.
Câu 2. Câu tục ngữ nào sau đây nói về sống hòa nhập? A. Xấu đều hơn tốt lỏi. | B. Đèn nhà ai rạng nhà ấy. |
C. Tối lửa tắt đèn có nhau. | D. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn. |
Câu 3 . Sự điều chỉnh hành vi con người của đạo đức mang tính A. nghiêm minh B. tự giác C. bắt buộc D. vừa tự giác, vừa bắt buộc Câu 4 . Khi một cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình thì người đó được coI là có A. tinh thần tự chủ B. tính tự tin C. ý chí vươn lên D. lòng tự trọng |
Câu 5. Ngày Quốc phòng toàn dân là : A. 23/9. | B. 22/12. | C. 22/6. | D. 22/7. |
Câu 6. Em không đồng ý với quan niệm nào sau đây khi nói về tình yêu ? A. Tình yêu là chuyện riêng của hai người, không liên quan ai cả.
B. Tình yêu là tình cảm quyến luyến giữa hai người khác giới.
C. Tình yêu không là cơ sở của hôn nhân.
D. Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng lành mạnh.
Câu 7. Sự đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên giá trị tinh thần và đạo đức người được gọi là? A. lương tâm. B. nghĩa vụ. C. danh dự. D. nhân phẩm.
Câu 8. Cách xử lý rác thải nào dưới đây có thể hạn chế gây ô nhiễm môi trường nhất ? A. Phân loại và tái chế rác. | B. Đổ tập trung vào bãi rác. |
C. Chôn sâu trong lòng đất. | D. Đốt và xả khí lên cao |
Câu 9. Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm bình dị nhất và A. Thân thương nhất đối với con người. | B. Sâu sắc nhất đối với con người. |
C. Gần gũi nhất đối với con người. | D. Gắn bó nhất đối với con người. |
Câu 10. Trường hợp nào dưới đây được phép kết hôn theo luật hôn nhân và gia đình? A. Giữa những người cùng dòng máu. B. Người đang có vợ hoặc có chồng.
C. Nam - nữ thanh niên đủ tuổi quy định. D. Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi.
Câu 11. Câu tục ngữ nào sau đây nói về nhân phẩm? A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. B. Đói cho sạch, rách cho thơm.
C. Xay lúa thì thôi ẳm em. D. Gắp lửa bỏ tay người.
Câu 12. Việc không ngừng hoàn thiện bản thân nhằm A. đáp ứng những đòi hỏi của xã hội.
B. trở nên giàu có.
C. làm hài lòng tất cả mọi người.
D. được mọi người kính nể.
II. PHẦN TỰ LUẬNCâu 1 (2 điểm): Lương tâm là gì? Phân tích các trạng thái của lương tâm trong tình huống sau. Tại ngã ba đường phố có chị phụ nữ, tay xách nặng qua đường, Lan, Hằng, Nga vừa đi đến đó, thấy vậy:
- Lan: Nhìn đi thẳng
- Hằng: Giúp đỡ tận tình hai mẹ con qua đường
- Nga: Chế nhạo Hằng là mất thời gian vô ích
Câu 2 ( 3điểm). Cộng đồng là gì? Con người có thể tham gia nhiều cộng đồng hay không, lấy ví dụ? Em hãy phân tích vai trò của cộng đồng với cuộc sống con người?
Câu 3 ( 2 điểm). Trình bày trách nhiệm bảo vệ tổ quốc của thanh niên học sinh?
- - Hết - -
ĐÁP ÁN
Môn thi: GIÁO DỤC CÔNG DÂN
I. Phần trắc nghiệm : Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | B | D | B | D | B | A | C | A | C | C | B | A |
II. Phần tự luận : Câu | Nội dung | Điểm |
1. (2,0đ) | - Khái niệm lương tâm - Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội. | 1 |
- Trạng thái lương tâm của Lan: Cắn rứt lương tâm. - Trạng thái lương tâm của Hằng: Thanh thản của lương tâm - Trạng thái lương tâm của Nga: Vô lương tâm | 1 |
2. (3,0đ) | *Khái niệm cộng đồng: là toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội. | 1 |
* Con người có thể tham gia nhiều cộng đồng khác nhau Lớp học, cộng đồng làng xã, cộng đồng gia đình…. | 1 |
*Vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống con người + Cộng đồng chăm lo cho đời sống cá nhân, đảm bảo cho mỗi người có những điều kiện để phát triển. + Giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa lợi ích riêng và lợi ích chung, giữa lợi ích và trách nhiệm, giữa quyền và nghĩa vụ. + Cá nhân phát triển trong cộng đồng và tạo nên sức mạnh của cộng đồng. | 1 |
3. (2,0đ) | - Trung thành với Tổ quốc, với chế độ XHCN. Cảnh giác trước âm mưu phản động của các thế lực thù địch. - Tích cực học tập, rèn luyện thể chất. - Tham gia tích cực tuần học quân sự, sẵn sàng tham gia nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi. - Tích cực tham gia các hoạt động quốc phòng, an ninh do địa phương và nhà trường tổ chức - Vận động mọi người cùng thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. | 2 |