Câu 1: Một trong những nhiệm vụ của khoa học và công nghệ ở nước ta là?
A. Góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
B. Phát triển nguồn nhân lực, cung cấp cho đất nước một nguồn nhân lực có chất lượng cao.
C. Cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước.
D. Thúc đẩy việc áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào đời sống.
Câu 2: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về nhiệm vụ của khoa học và công nghệ?
A. Khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học.
B. Giải đáp kịp thời những vấn đề lí luận và thực tiễn do cuộc sống đặt ra.
C. Đẩy mạnh nghiên cứu các lĩnh vực khoa học và công nghệ phục vụ đời sống.
D. Tập trung phát triển lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ tiên tiến.
Câu 3: Đảng và nhà nước ta xác định vai trò của khoa học và công nghệ là?
A. Tiền đề để phát triển kinh tế đất nước.
B. Điều kiện cần thiết để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
C. Nhân tố phát huy nguồn lực đất nước.
D. Động lực thúc đẩy sự nghiệp phát triển đất nước.
Câu 4: Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo ở nước ta là?
A. Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
B. Đào tạo con người việt nam phát triển toàn diện.
C. Phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
D. Giữ gìn, phát triển và truyền bá văn minh của nhân loại.
Câu 5: Đảng và nhà nước ta coi giáo dục và đào tạo là?
A. Quốc sách hàng đầu.
B. Yếu tố quyết định để phát triển đất nước.
C. Chính sách xã hội cơ bản.
D. Nhân tố quan trọng trong chính sách của Nhà nước.
Câu 6: Nội dung nào sau đây là thực hiện chính sách giáo dục và đào tạo?
A. Trao học bổng. B. Quyên góp ủng hộ quỹ vì người nghèo
C. Hưởng ứng giờ trái đất. D. Tổ chức cuộc thi sáng tạo Robocom.
Câu 7: Văn hóa có vai trò là?
A. Khơi dậy tiềm năng, phát huy sức sáng tạo của con người.
B. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
C. Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện.
D. Nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân.
Câu 8: Một trong những nhiệm vụ của văn hóa ở nước ta là?
A. Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện.
B. Khơi dậy tiềm năng, phát huy sức sáng tạo của con người.
C. Nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân.
D. Tạo sự phát triển hài hòa giữa đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Câu 9: Nội dung nào dưới đây thuộc chính sách văn hóa?
A. Cải tiến máy móc sản xuất.
B. Chủ động tìm hiểu các “ châu bản” triều Nguyễn.
C. Phòng chống tệ nạn xã hội.
D. Chủ động tìm kiếm, mở rộng thị trường.
Câu 10: Nhà nước ta có chính sách tạo điều kiện để người nghèo có cơ hội học tập, người giỏi phát triển tài năng là nhằm thực hiện nội dung nào dưới đây?
A. Nâng cao chất lượng, hiệu quả của giáo dục và đào tạo.
B. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.
C. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục và đào tạo.
D. Mở rộng quy mô giáo dục và đào tạo.
Câu 11: Nhà nước tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và quốc tế về giáo dục là nhằm
A. tiếp cận chuẩn mực giáo dục tiên tiến trên thế giới.
B. mở rộng quy mô giáo dục và đào tạo.
C. đa dạng hóa các hình thức giáo dục và đào tạo.
D. mở rộng quan hệ giao lưu quốc tế.
Câu 12: Muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả của giáo dục và đào tạo, chúng ta cần phải thực hiện nội dung nào dưới đây?
A. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục. B. Thực hiện giáo dục toàn diện.
C. Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục. D. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục.
Câu 13: Một trong những nội dung để xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ ở nước ta là?
A. Hoàn thiện cơ sở pháp lí và hiệu lực thi hành pháp luật về sở hữu trí tuệ.
B. Coi trọng việc nâng cao chất lượng và tăng thêm số lượng đội ngũ cán bộ khoa học.
C. Có chính sách thu hút và trọng dụng nhân tài.
D. Ưu tiên đầu tư ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học và công nghệ.
Câu 14: Nhà nước đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ là nhằm thực hiện nội dung nào dưới đây?
A. Khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, lí luận.
B. Tạo thị trường cho khoa học công nghệ phát triển.
C. Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng về khoa học công nghệ.
D. Nâng cao trình độ quản lí của hoạt động khoa học và công nghệ.
Câu 15: Để có thị trường cho khoa học và công nghệ, nước ta phải
A. tạo môi trương cạnh tranh bình đẳng.
B. xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại.
C. đầu tư ngân sách của nhà nước vào khoa học và công nghệ
D. huy dộng các nguồn lực để phát triển khoa học và công nghệ.
Câu 16: Đảng và nhà nước ta coi trọng việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, di sản văn hóa của đất nước là việc làm thể hiện nội dung nào dưới đây?
A. Tạo điều kiện để nhân dân được tham gia các hoạt động văn hóa.
B. Giữ nguyên các di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc.
C. Bảo vệ những gì thuộc dân tộc.
D. Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc.
Câu 17: Để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta cần phải thực hiện nội dung nào dưới đây?
A. Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc.
B. Giữ gìn truyền thống của các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.
C. Ngăn chặn sự xâm nhập của văn hóa các nước vào nước ta.
D. Tiếp thu các nền văn hóa của các nước trên thế giới.
Câu 18: Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hóa
A. chứa đựng tinh thần yêu nước và tiến bộ.
B. chứa đựng những yếu tố tạo ra sức sống, bản lĩnh dân tộc.
C. nhằm mục tiêu tất cả vì con người.
D. chứa đựng nội dung chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Câu 19: Hành vi nào dưới đây góp phần giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa?
A. Sữa chữa và làm mới công trình kiến trúc cổ
B. A tự ý đi vào khu khảo cổ để tìm hiểu các di sản khảo cổ.
C. Mua bán tự do các báu vật quốc gia.
D. Sưu tầm các di sản, cổ vật.
Câu 20: Để khai thác được mọi tiềm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, nhà nước ta đã chủ trương
A. coi trọng việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học.
B. đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ.
C. đẩy mạnh đổi mới và ứng dụng công nghệ.
D. xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật.
Câu 21: Nhà nước thực hiện miễn giảm học phí cho học sinh thuộc gia đình nghèo, khó khăn. Việc làm này nhằm
A. tạo điều kiện để ai cũng được học.
B. mở rộng quy mô và đối tượng người học.
C. ưu tiên đầu tư ngân sách cho giáo dục.
D. đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên của công dân.
Câu 22: Khi đào móng xây nhà, gia đình ông A phát hiện thấy một chiếc bình cổ. Theo em, gia đình ông A nên chọn cách làm nào sau đây?
A. Giao nộp di vật cho chính quyền. B. Giữ lại cho gia đình làm của riêng.
C. Đem bán để lấy tiền vì rất đắt. D. Đem tặng lại cho chùa.
Câu 23: Trong giờ học nhóm, cả nhóm đã gặp phải một bài toán cực kỳ khó. Là thành viên của nhóm, em lựa chọn giải pháp nào sau đây?
A. Bảo nhóm bỏ bài toán đó qua một bên chờ thầy giúp giải.
B. Mượn bài giải của nhóm khác chép lại.
C. Cùng nhau tiếp tục bàn bạc thảo luận để có cách giải tốt nhất.
D. Xin thầy đổi cho bài toán khác tương đối dễ hơn.
Câu 24: Cơ sở sản xuất của gia đình B với dây chuyền sản xuất lạc hậu nên không có năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Em hãy giúp gia đình B lựa chọn giải pháp tốt nhất trong các giải pháp sau?
A. Cố gắng tìm nguồn đầu tư để đổi mới dây chuyền sản xuất tiên tiến.
B. Thu hút lao động có tay nghề cao.
C. Chấm dứt hoạt động sản xuất, chuyển sang lĩnh vực khác.
D. Tiếp tục duy trì sản xuất như bình thường mặc dù lợi nhuận thu về rất thấp.
Câu 25: Nền quốc phòng và an ninh của nước ta là
A. nền quốc phòng toàn dân vững mạnh.
B. nền quốc phòng và an ninh nhân dân.
C. nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân.
D. nền quốc phòng toàn diện.
Câu 26: Phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc là một trong các nội dung của chính sách nào dưới đây?
A. Giáo dục và đào tạo. B. Đối ngoại. C. Văn hóa. D. Quốc phòng và an ninh.
Câu 27: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về sức mạnh dân tộc?
A. Sức mạnh của văn hóa tinh thần và vật chất của dân tộc.
B. Sức mạnh của khoa học và công nghệ.
C. Sức mạnh của hệ thống chính trị.
D. Sức mạnh của quân sự.
Câu 28: Phải kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh là vì
A. các thế lực thù địch luôn tìm cách chống phá nhà nước.
B. nước ta đang xây chủ nghĩa xã hội.
C. các thế lực đang thực hiện âm mưu “ diễn biến hòa bình”.
D. thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Câu 29: Lực lượng nòng cốt bảo vệ Tổ quốc là?
A. Đảng và Nhà nước. B. Toàn dân.
C. Đảng, Nhà nước và nhân dân. D. Quân đội nhân dân, công an nhân dân.
Câu 30: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với chiến lược quốc phòng an ninh là biểu hiện của nội dung nào dưới đây?
A. Kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh. B. Kết hợp kinh tế - xã hội với lực lượng quốc phòng.
C. Kết hợp thế trận an ninh với kinh tế - xã hội. D. Kết hợp kinh tế - xã hội với an ninh nhân dân.
Câu 31: Ông A là cán bộ xã nhưng ông lại không muốn con trai mình phải thực hiện đăng kí nghĩa vụ quân sự. Nếu là người thân trong gia đình ông A, em sẽ khuyên ông A như thế nào?
A. Nên cho con đi học để không tham gia nghĩa vụ quân sự.
B. Chấp hành đúng Luật Nghĩa vụ quân sự.
C. Gặp ban chỉ huy quân sự nhờ giúp đỡ.
D. Không đi đăng kí nghĩa vụ quân sự.
Câu 32: M tình cờ phát hiện một nhóm người lợi dụng việc góp ý, sửa đổi Hiến Pháp để tuyên truyền chống phá Nhà nước. M cần chọn cách làm nào sau đây?
A. Không quan tâm vì đó là việc của người lớn. B. Khuyên họ không nên tuyên truyền.
C. Báo cơ quan công an. D. Bí mật theo dõi.
Câu 33: Chính sách đối ngoại có vai trò
A. tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp đổi mới đất nước.
B. đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội trong thời kì đổi mới.
C. xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kì đổi mới.
D. nâng cao vị thế nước ta trên trường thế giới.
Câu 34: Chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta được thực hiện theo nguyên tắc nào dưới đây?
A. Tôn trọng độc lập, tự do, bình đẳng. B. Tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi.
C. Chủ động, tích cực, trách nhiệm. D. Bình đẳng, tự do, tự nguyện.
Câu 35: Một trong những phương hướng của chính sách đối ngoại ở nước ta là?
A. Nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế.
B. Nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ trong quan hệ quốc tế.
C. Chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
D. Tiếp tục giữ vững môi trường hòa bình.
Câu 36: Việt Nam tích cực tham gia vào các diễn đàn và hoạt động của nhân dân thế giới là thực hiện nội dung nào dưới đây?
A. Phát triển công tác đối ngoại nhân dân.
B. Chủ động tham gia vào tiến trình hợp tác quốc tế.
C. Chủ động mở rộng quan hệ đối ngoại.
D. Tăng cường quan hệ với các đảng phái, tổ chức chính trị thế giới.
Câu 37: Quan điểm của nước ta trong việc chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế là?
A. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước.
B. Đoàn kết, hợp tác, công bằng và bình đẳng.
C. Tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
D. Hợp tác, dân chủ, văn minh và tiến bộ.
Câu 38: Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại là nhằm
A. tích cực tham gia vào các diễn đàn và hoạt động của thế giới.
B. sẵn sàng đối thoại với các nước về kinh tế.
C. mở rộng hợp tác về kinh tế.
D. phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế.
Câu 39: Việc người nông dân Việt Nam thay đổi thói quen làm kinh tế lâu nay, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài là thể hiện phương hướng nào của chính sách đối ngoại?
A. Nâng cao vị thế trên trường quốc tế. B. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
C. Chủ động gia nhập thị trường quốc tế. D. Chủ động phát triển kinh tế quốc tế.
Câu 40: Nếu phát hiện một người nước ngoài có hành vi xúc phạm truyền thống văn hóa Việt Nam, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Làm ngơ vì khả năng nói tiếng nước ngoài của mình kém.
B. Tìm người phiên dịch để nhắc nhở họ và yêu cầu họ chấm dứt ngay hành vi đó.
C. Không quan tâm, vì bản thân không có quyền cấm họ.
D. Nói cho bạn bè biết về hành vi đó.
----------------- Hết -----------------
ĐÁP ÁN
1. C | 2. B | 3. D | 4. A | 5. A | 6. A | 7. A | 8. A | 9. B | 10. B |
11. A | 12. B | 13. B | 14. A | 15. A | 16. D | 17. A | 18. B | 19. D | 20. B |
21. A | 22. A | 23. C | 24. A | 25. C | 26. D | 27. A | 28. D | 29. D | 30. A |
31. B | 32. C | 33. D | 34. B | 35. C | 36. A | 37. A | 38. D | 39. B | 40. B |