Bài tập 1. Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
Câu 1. Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính tự giác trong học tập?
a. Nhờ bố mẹ nhắc nhở giờ học tập.
b. Gặp bài tập khó là tham khảo ngay sách giải bài tập.
c. Tự lực làm bài kiểm tra trên lớp.
d. Cố gắng đạt điểm cao để giành lấy phần thưởng mà bố mẹ đã hứa.
Câu 2. Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính sáng tạo trong học tập?
a. Nghiên cứu bài mẫu có sẵn trước khi bắt tay vào làm bài tập làm văn.
b. Thường xuyên đánh giá kết quả hài kiểm tra để rút kinh nghiệm.
c. Chỉ phát biểu những nội dung mà bạn trước đã nói.
d. Không quan tâm đến quá trình vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
Câu 3. Việc thường xuyên đánh giá kết quá bài kiểm tra để rút kinh nghiệm cho lần sau thể hiện phẩm chất gì trong học tập, lao động?
a. Tự giác.
b. Trung thực.
c. Sáng tạo.
d. Tự lập.
Câu 4. Việc cố gắng, phấn đấu trong học tập không phải vì lời khen hay phần thường đã thể hiện phẩm chất gì trong học tập, lao động?
a. Tự giác.
b. Trung thực,
c. Sáng tạo.
d. Tự lập.
Câu 5. Kết quả nào sau đây không phải là do tính tự giác và sáng tạo trong lao động mang lại?
a. Kĩ năng, kĩ xảo ngày càng thành thục.
b. Phẩm chất và năng lực được cải thiện.
c. Tiếp thu những kinh nghiệm có sẵn trong sách vở.
d. Hiệu quả và chất lượng công việc được nâng lên.
Bài tập 2. Lựa chọn đáp án đúng nhất để điền vào những chỗ trống dưới đây sao cho đúng với kiến thức đã học:
Câu 1. Lao động là hoạt động có …… của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội, đảm bảo cho sự tồn tại và phái triển của xã hội loài người.
a. ý chí
b. mục đích
c. động cơ
d. kết quả
Câu 2. Lao động sáng tạo là trong quá trình lao động luôn luôn …… để tìm tòi cái mới, phương pháp mới để không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.
a. suy nghĩ
b. lo lắng
c. sợ hãi
d. lo toan
Câu 3. Cần rèn luyện tính tự giác, sáng tạo trong lao động vì đó là đòi hỏi của xã hội khi đất nước tiến hành sự nghiệp …… hiện đại hoá.
a. tự động hoá
b. công nghiệp hoá
c. cơ khí hoá
d. tin học hoá
Bài tập 3. Hãy chọn phương án đúng, sai bằng cách đánh dấu (X) vào các cột tương ứng.
Câu 1.
Nội dung | Đúng | Sai |
1. Lao động là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của con người. | | |
2. Lao động là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của đất nước và nhân loại. | | |
3. Lao động chỉ cần yếu tố tự giác là đủ, không cần phải sáng tạo. | | |
4. Sự sáng tạo trong lao động không thể rèn luyện được vì đó là tố chất trí tuệ. | | |
Câu 2.
Nội dung | Đúng | Sai |
1. Việc rèn luyện tính tự giác, sáng tạo để chờ đến lúc đi làm cũng không muộn. | | |
2. Quá trình học tập cũng rất cần sự sáng tạo. | | |
3. Tính tự giác không cần phải rèn luyện mà luôn có vì đó là phẩm chất đạo đức. | | |
4. Lao động tự giác, sáng tạo sẽ giúp nâng cao hiệu quả công việc. | | |
Bài tập 4. Câu hỏi trong phần Gợi ý của bài học.
a. Qua truyện đọc Ngôi nhà không hoàn hảo, em có suy nghĩ gì về thái độ tôn trọng kỉ luật lao động trước đó và trong quá trình làm ngôi nhà cuối cùng của người thợ mộc?
b. Hậu quả của việc thiếu tự giác, không thường xuyên rèn luyện, thực hiện kỉ luật lao động mà người thợ mộc phải gánh chịu là gì?
Bài tập 5. Có quan điểm cho rằng: Chỉ có thể rèn luyện được tính tự giác vì đó là phẩm chất đạo đức; còn sự sáng tạo không rèn luyện được vì đó là tố chất trí tuệ, do bẩm sinh di truyền mà có.
Em có đồng ý với ý quan điểm đó không? Tại sao?
Bài tập 6. Theo em, học sinh có cần chuẩn bị và rèn luyện tính tự giác, sáng tạo trong học tập và lao động không? Những biểu hiện của lao động tự giác, sáng tạo trong học tập?
ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Bài tập 1. Câu 1.c, Câu 2.b, Câu 3.c, Câu 4.a, Câu 5.c.
Bài tập 2. Câu 1.b. Câu 2.a, Câu 3.b.
Bài tập 3.
Câu 1. Đúng: 1, 2; Sai: 3. 4.
Câu 2. Đúng: 2, 4; Sai: 1,3.
Bài tập 4.
a. Thái độ tôn trọng kỉ luật lao động trước đó của người thợ mộc là rất đáng hoan nghênh và kính phục. Thái độ đó được thể hiện ở việc tận tuỵ và tự giác thực hiện nghiêm túc những quy trình kĩ thuật sản xuất để luôn tạo ra những sản phẩm hoàn hảo. Tuy nhiên, trong quá trình làm ngôi nhà cuối cùng, người thợ mộc đã không giữ được thái độ làm việc tự giác cao quý ấy nữa. Vì thiếu phẩm chất ấy nên những sản phẩm làm ra đã không trở nên hoàn hảo nữa.
b. Hậu quả của việc thiếu tự giác, không thường xuyên rèn luyện, thực hiện kỉ luật lao động mà người thợ mộc phải gánh chịu là hổ thẹn trong lòng ông khi phải sống trong một ngôi nhà không hoàn hảo do chính ông làm ra.
Bài tập 5. Ý kiến trên là hoàn toàn sai lầm. Bởi vì, tự giác và sáng tạo không phải tự nhiên mà có, cũng không phải do yếu tố bẩm sinh di truyền. Đó là những phẩm chất hết sức quan trọng mà để có được nó, chúng ta phải bỏ nhiều công sức để rèn luyện và quá trình rèn luyện phải được tiến hành thường xuyên, liên tục với một ý chí quyết tâm cao. Để có được nó thì không có cách nào khác hơn là phải có kế hoạch rèn luyện ngay từ khi còn trên ghế nhà trường.
Bài tập 6. Học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường rất cần phải chuẩn bị và rèn luyện tính tự giác, sáng tạo trong học tập và lao động.
Những biểu hiện của tính tự giác, sáng tạo trong học tập:
- Tự lập ra thời gian biểu và quyết tâm thực hiện nó.
- Cố gắng đến mức cao nhất để giải những bài tập khó.
- Thường xuyên đánh giá kết quả bài kiểm tra để rút kinh nghiệm cho lần sau.
- Luôn vận dụng, những kiến thức đã học vào cuộc sống.
- Tìm hiểu những tấm gương vượt khó để học tập, noi theo.
- Trước khi làm việc gì luôn đặt ra vấn đề: Có cách nào làm tốt hơn không?