Câu 1: Vì sao sản xuất của cải vật chất là cơ sở của đời sống xã hội loài người?
a. Sản xuất của cải vật chất là điều kiện để tồn tại xã hội.
b. Sản xuất của cải vật chất mở rộng là tiền đề, cơ sở thúc đẩy việc mở rộng các hoạt động khác của xã hội.
c. Thông qua hoạt động sản xuất của cải vật chất, bản thân con người ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 2: Sự tác động của con người vào tự nhiên biến đổi các yếu tố tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình gọi là:
a. Sản xuất kinh tế b. Thỏa mãn nhu cầu.
c. Sản xuất của cải vật chất. d. Quá trình sản xuất.
Câu 3: Xác định đúng đắn vai trò của sản xuất của cải vật chất có ý nghĩa như thế nào?
a. Giúp con người biết trân trọng giá trị của lao động và của cải vật chất của xã hội.
b. Giúp con người giải thích nguồn gốc sâu xa của mọi hiện tượng kinh tế - xã hội, hiểu được nguyên nhân cơ bản của quá trình phát triển lịch sử xã hội loài người.
c. Giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về sự sáng tạo và năng lực lao động vô tận của con người trong lịc sử phát triển lâu dài.
d. a và c đúng, b sai.
Câu 4: Sản xuất của cải vật chất giữ vai trò như thế nào đến sự tồn tại của xã hội?
a. Cơ sở. b. Động lực. c. Đòn bẩy. d. Cả a, b, c đúng.
Câu 5: Sản xuất của cải vật chất giữ vai trò như thế nào đến mọi hoạt động của xã hội?
a. Quan trọng. b. Quyết định. c. Cần thiết. d. Trung tâm.
Câu 6: Yếu tố nào sau đây quyết định mọi hoạt động của xã hội?
a. Sự phát triển sản xuất. b. Sản xuất của cải vật chất.
c. Đời sống vật chất, tinh thần. d. Cả a, b, c.
Câu 7: Phương án nào sau đây nêu đúng nhất sự khác biệt giữa sức lao động và lao động?
a. Sức lao động là năng lực lao động, còn lao động là hoạt động cụ thể có mục đích, có ý thức của con người.
b. Sức lao động là cơ sở để phân biệt khả năng lao động của từng người cụ thể, còn những người lao động khác nhau đều phải làm việc như nhau.
c. Sức lao động là khả năng của lao động, còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực.
d. Cả a, b, c đều sai.
Câu 8: Toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào trong quá trình sản xuất được gọi là gì?
a. Sức lao động. b. Lao động. c. Sản xuất của cải vật chất. d. Hoạt động.
Câu 9: Hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người được gọi là gì?
a. Sản xuất của cải vật chất. b. Hoạt động.
c. Tác động. d. Lao động.
Câu 10: Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là gì?
a. Sức lao động,đối tượng lao động,công cụ lao động.
b. Sức lao động,đối tượng lao động,tư liệu lao động.
c. Sức lao động,công cụ lao động,tư liệu lao động.
d. Sức lao động,tư liệu lao động,công cụ sản xuất.
Câu 11: Những yếu tố tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người được gọi là gì?
a. Tư liệu lao động. b. Công cụ lao động.
c. Đối tượng lao động. d. Tài nguyên thiên nhiên
Câu 12: Sức lao động là gì?
a. Năng lực thể chất của con người.
b. Năng lực tinh thần của con người.
c. Năng lực thể chất và tinh thần của con người.
d. Năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào trong quá trình sản xuất.
Câu 13: Vì sao sức lao động giữ vai trò quan trọng nhất, quyết định nhất trong yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất?
a. Vì sức lao động có tính sáng tạo.
b. Vì sức lao động của mỗi người là không giống nhau.
c. Vì suy đến cùng, trình độ phát triển của tư liệu sản xuất là phản ánh sức lao động sáng tạo của con người.
d. Cả a, c đúng.
Câu 14: Tư liệu sản xuất được chia thành những loại nào?
a. Công cụ lao động, hệ thống bình chứa, kết cấu hạ tầng.
b. Công cụ lao động, công cụ sản xuất, hệ thống bình chứa.
c. Công cụ sản xuất, hệ thống bình chứa, kết cấu hạ tầng.
d. Cả a, c đều đúng.
Câu 15: Thế nào là cơ cấu kinh tế hợp lí?
a. Là cơ cấu kinh tế phát huy được mọi tiềm năng nội lực của toàn bộ nền kinh tế
b. Là cơ cấu kinh tế phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại
c. Là cơ cấu kinh tế gắn với phân công lao động và hợp tác quốc tế
d. Cả a, b, c đúng
Câu 16: Trong tư liệu lao động thì loại nào quan trọng nhất?
a. Tư liệu sản xuất. b. Công cụ lao động.
c. Hệ thống bình chứa d. Kết cấu hạ tầng
Câu 17: Trong cơ cấu kinh tế, cơ cấu nào quan trọng nhất?
a. Cơ cấu ngành kinh tế.
b. Cơ cấu thành phần kinh tế.
c. Cơ cấu vùng kinh tế.
Câu 18: Tư liệu lao động được phân thành mấy loại?
a. 2 loại. b. 3 loại. c. 4 loại. d. 5 loại.
Câu 19: Đối tượng lao động được phân thành mấy loại?
a. 2 loại. b. 3 loại. c. 4 loại. d. 5 loại.
Câu 20: Hệ thống bình chứa của sản xuất thuộc yếu tố cơ bản nào của quá trình sản xuất?
a. Đối tượng lao động đã trải qua tác động của lao động.
b. Tư liệu lao động.
c. Đối tượng lao động của các ngành công nghiệp chế biến, đặc biệt là công nghiệp hóa chất.
d. Nguyên vật liệu nhân tạo.
Câu 21: Kết cấu hạ tầng của sản xuất thuộc yếu tố cơ bản nào của quá trình sản xuất?
a. Đối tượnglao động đã trải qua tác động của lao động. b. Tư liệu lao động.
c. Đối tượng lao động của các ngành giao thông vận tải. d. yếu tố nhân tạo.
Câu 22: Đối với thợ may, đâu là đối tượng lao động?
a. Máy khâu. b. Kim chỉ. c. Vải. d. Áo, quần.
Câu 21: Đối với thợ mộc, đâu là đối tượng lao động?
a. Gỗ. b. Máy cưa. c. Đục, bào. d. Bàn ghế.
Câu 23: Phát triển kinh tế là gì?
a. Tăng trưởng kinh tế. b. Cơ cấu kinh tế hợp lí.
c. Tiến bộ công bằng xã hội. d. Cả a, b, c đúng.
Câu 24: Phát triển kinh tế có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội?
a. Tạo điều kiện cho mọi người có việc là và thu nhập.
b. Cơ sở thực hiện và xây dựng hạnh phúc.
c. Phát triển văn hóa, giáo dục, y tế.
c. Thực hiện dân giàu, nước mạnh; xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
Câu 25: Phát triển kinh tế có ý nghĩa như thế nào đối với cá nhân?
a. Tạo điều kiện cho mọi người có việc là và thu nhập.
b. Cơ sở thực hiện và xây dựng hạnh phúc.
c. Phát triển văn hóa, giáo dục, y tế.
d. Thực hiện dân giàu, nước mạnh.....
Câu 26: Cơ cấu kinh tế là gì?
a. Là mối quan hệ hữu cơ phụ thuộc và quy định lẫn nhau giữa các ngành kinh tế, thành phần kinh tế và vùng kinh tế
b. Là tổng thể mối quan hệ hữu cơ phụ thuộc và quy định lẫn nhau giữa các ngành kinh tế, thành phần kinh tế và vùng kinh tế
c. Là mối quan hệ hữu cơ phụ thuộc và quy định lẫn nhau cả về quy mô và trình độ giữa các ngành kinh tế, thành phần kinh tế và vùng kinh tế
d. Là tổng thể mối quan hệ hữu cơ phụ thuộc và quy định lẫn nhau cả về quy mô và trình độ giữa các ngành kinh tế, thành phần kinh tế và vùng kinh tế