Câu 1: Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã tồn tại bao nhiêu kiểu nhà nước?
a. 3 b. 4 c. 5 d. 6
Câu 2: Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã tồn tại những kiểu nhà nước nào sau đây?
a. Nhà nước chiến nô, phong kiến, tư sản, XHCN
b. Nhà nước nguyên thủy, chiến nô, tư sản, XHCN
c. Nhà nước nguyên thủy, phong kiến, tư sản, XHCN
d. Nhà nước nguyên thủy, chiến nô, phong kiến, XHCN
Câu 3: Trong các kiểu nhà nước Nhà nước nào khác về chất so với các nhà nước trước đó?
a. Chiếm hữu nô lệ. b. Phong kiến c. Tư bản. d. XHCN.
Câu 4: Trong lịch sử xã hội loài người nhà nước xuất hiện khi nào?
a. Thời kì giữa xã hội CSNT.
b. Thời kì đầu CSNT.
c. Xuất hiện chế độ tư hữu TLSX.
d. Cuối xã hội chiếm hữu nô lệ.
Câu 5: Nhà nước xuất hiện do đâu?
a. Do ý muốn chủ quan của con người.
b. Do ý chí của giai cấp thống trị.
c. Là một tất yếu khách quan.
d. Do lực lượng siêu nhiên áp đặt từ bên ngoài vào.
Câu 6: Bản chất của nhà nước là gì?
a. Vì lợi ích của tất cả các giai cấp trong xã hội.
b. Mang bản chất của các giai cấp chủ yếu trong xã hội.
c. Vì lợi ích của giai cấp áp đảo về số lượng.
d. Mang bản chất của giai cấp thống trị.
Câu 7. Trong Tuyên ngôn Đảng cộng sản của C.Mác và Ph.Ăngghen viết: “Pháp luật của các ông chỉ là ý chí của giai cấp các ông được đề lên thành luật, cái ý chí mà nội dung là do các điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp các ông quyết định”.
Đại từ nhân xưng “các ông” trong câu nói trên muốn chỉ ai?:
a. Các nhà làm luật
b. Quốc hội, nghị viện
c. Nhà nước, giai cấp thống trị
d. Chính phủ
Câu 8. Những yếu tố tư tưởng XHCN được xuất hiện từ khi nào?
a. Chế độ tư bản chủ nghĩa ra đời
b. Sự xuất hiện chế độ tư hữu, xuất hiện giai cấp thống trị và bóc lột.
c. Sự xuất hiện giai cấp công nhân
d. Ngay từ thời cộng sản nguyên thuỷ.
Câu 9. Ai đã đưa ra quan niệm “CNXH là sự phản kháng và đấu tranh chống sự bóc lột người lao động, một cuộc đấu tranh nhằm hoàn toàn xoá bỏ sự bóc lột”
a. S.Phuriê b. C.Mác c. Ph.Ănghen d. V.I.Lênin
Câu 10. Nguyên nhân sâu xa của cách mạng xã hội chủ nghĩa là:
a. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
b. Do sự phát triển của lực lượng sản xuất
c. Do sự phát triển của giai cấp công nhân
d. Giai cấp tư sản đã trở thành giai cấp phản động
Câu 11. Tiến trình của cách mạng xã hội chủ nghĩa có mấy giai đoạn?
a. Một b. Hai c. Ba d. Bốn
Câu 12. Điều kiện chủ quan có vai trò quyết định nhất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
a. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
b. Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản.
c. Sự trưởng thành của giai cấp công nhân, đặc biệt khi nó đã có đảng tiên phong lãnh đạo .
d. Giai cấp công nhân liên minh được với giai cấp công nhân nông dân.
Câu 13: Bản chất giai cấp của nhà nước được thể hiện như thế nào?
a. Nhà nước là bộ máy dùng để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác
b. Nhà nước là bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác
c. Cả a,b đúng
d. cả a, b sai
Câu 14: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp nào?
a. Giai cấp công nhân.
b. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân.
c. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
d. Tất cả cá giai cấp trong xã hội.
Câu 15: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp công nhân vì sao?
a. Nhà nước có được là thành quả cách mạng của quần chúng nhân dân lao động
b. Nhà nước có được là thành quả cách mạng của giai cấp công nhân
c. Nhà nước có được là thành quả cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
d. Nhà nước có được là thành quả cách mạng của quần chúng nhân dân lao động do giai cấp công nhân thông qua chính đảng là Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Câu 16: Bản chất giai cấp của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện tập trung nhất là gì?
a. Phục vụ lợi ích của nhân dân
b. Sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam đối với nhà nước
c. Thể hiện ý chí của nhân dân
d. Do nhân dân xây dựng nên
Câu 17. Theo Hiến pháp Việt Nam 1992, Thủ tướng Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam:
a. Do nhân dân bầu
b. Do Quốc hội bầu theo sự giới thiệu của Chủ tịch nước
c. Do Chủ tịch nước giới thiệu
d. Do Chính phủ bầu
Câu 18. Văn bản nào có hiệu lực cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam:
a. Pháp lệnh
b. Luật
c. Hiến pháp
d. Nghị quyết
Câu 19: Ai là người đưa ra tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.
a. Lenin. b. Hồ Chí Minh.
c. Đặng Tiểu Bình. d. Phạm Văn Đồng.
Câu 20: Thời kì quá độ lên CNXH ở trên phạm vi cả nước ở nước ta bắt đầu từ khi nào.
a. 1945. b. 1954. c. 1975. d. 1930