1. Vai trò của chuồng nuôi? Tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh?
* Vai trò của chuồng nuôi:
- Giúp vật nuôi tránh được những thay đổi của thời tiết, tạo ra một tiểu khí hậu thích hợp cho vật nuôi.
- Giúp vật nuôi hạn chế tiếp xúc mầm bệnh.
- Thực hiện quy trình chăn nuôi khoa học, nâng cao năng suất chăn nuôi.
- Quản lí tốt đàn vật nuôi.
* Tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh:
- Chuồng nuôi hợp vệ sinh phải có nhiệt độ thích hợp( ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè; độ ẩm trong chuồng thích hợp (khoảng 60 - 75%) độ thông thóang tốt nhưng phải không có gió lùa.
- Độ chiếu sáng phải phù hợp với từng loại vật nuôi.
- Lượng khí độc trong chuồng (như khí amôniac, khí hydrosunphua) ít nhất.
2. Để chuồng nuôi hợp vệ sinh ta cần phải làm gì? Nguyên nhân sinh ra bệnh? Các bệnh do yếu tố sinh học gây ra?
* Để chuồng nuôi hợp vệ sinh ta cần phải thực hiện đúng kĩ thuật về:
- Địa điểm cao ráo, bằng phẳng
- Hướng chuồng: hướng Nam hoặc hướng Đông Nam.
- Độ chiếu sáng phù hợp.
- Nền chuồng có độ dốc thích hợp để thóat phân và nước tiểu.
* Nguyên nhân sinh ra bệnh:
- Yếu tố bên trong: di truyền
- Yếu tố bên ngoài: cơ học( chấn thương), lí học( nhiệt độ cao), hóa học( ngộ độc), sinh học (kí sinh trùng, vi sinh vật).
* Các bệnh do yếu tố sinh học gây ra:
- Bệnh truyền nhiễm: do các vi sinh vật gây ra, lây lan nhanh thành dịch làm tổn thất nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi.
- Bệnh không truyền nhiễm: do vật kí sinh như giun, sán gây ra, không lây lan nhanh thành dịch, không làm chết nhiều vật nuôi.
3. Nêu các biện pháp phòng trị bệnh cho vật nuôi?
- Chăm sóc chu đáo cho từng loại vật nuôi
- Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin.
- Cho vật nuôi ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng
- Vệ sinh môi trường sạch sẽ ( thức ăn, nước uống, chuồng trại)
- Báo ngay cho cán bộ thú y đến khám và điều trị khi có triệu chứng bệnh, dịch bệnh ở vật nuôi.
- Cách ly vật nuôi bị bệnh với vật nuôi khỏe.
4. Vắc xin là gì? Cho ví dụ? nêu tác dụng của vắc xin đối với vật nuôi?
Các chế phẩm sinh học dùng để phòng bệnh truyền nhiễm gọi là vắc- xin. Vắc-xin được chế từ chính mầm bệnh (vi khuẩn hoặc vi rút)gây ra bệnh mà ta muốn phòng ngừa.
Ví dụ: vắc xin dịch tả lợn được chế từ vi rút gây bệnh dịch tả lợn; vắc xin đóng dấu lợn được chế từ chính vi khuẩn gây bệnh đóng dấu lợn.
Khi đưa vắc-xin vào cơ thể vật nuôi khỏe mạnh, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng càch sản sinh ra kháng thể chống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh tương ứng. Khi bị mầm bệnh xâm nhập lại, cơ thể vật nuôi có khả năng tiêu diệt mầm bệnh, vật nuôi không bị mắc bệnh gọi là vật nuôi đã có khả năng miễn dịch.
5. Phân loại vắc xin? Cho biết cách bảo quản và sử dụng vắc xin?
* Phân loại vắc xin:
- Vắc xin nhược độc: mầm bệnh bị yếu đi.
- Vắc xin chết: mầm bệnh bị giết chết.
* Cách bảo quản vắc xin:
- Giữ vắc-xin đúng nhiệt độ theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc.
- Không để vắc xin ở chỗ nóng và chỗ có ánh sáng mặt trời.
* Sử dụng vắc xin cần chú ý:
- Phải tuân theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc.
- Vắc xin đã pha phải dùng ngay. Sau khi dùng vắc-xin còn thừa phải xử lí theo đúng qui định.
- Sau khi được tiêm vắc-xin từ 2 đến 3 tuẩn, vật nuôi sẽ tạo được miễn dịch.
- Sau khi tiêm vắc-xin phải theo dõi sức khỏe vật nuôi 2 đến 3 giờ tiếp theo. Nếu thấy vật nuôi có dị ứng (phản ứng thuốc) phải dùng thuốc chống dị ứng hoặc báo cho cán bộ thú y để giải quyết kịp thời.
6. Một số đặc điểm của sự phát triển cơ thể vật nuôi non?chăn nuôi vật nuôi non cần phải chú ý những vấn đề gì?
- Một số đặc điểm của sự phát triển cơ thể vật nuôi non
- Sự điều tiết thân nhiệt chưa hòan chỉnh
- Chức năng của hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh.
- Chức năng miễn dịch chưa tốt.
- Chăn nuôi vật nuôi non cần phải chú ý
- Nuôi vật nuôi mẹ tốt để có nhiều sữa chất lượng tốt.
- Giữ ấm cơ thể cho bú sữa đầu vì sữa đầu có đủ chất dinh dưỡng và kháng thể.
- Tập cho vật nuôi non ăn sớm với các loại thức ăn có đủ chất dinh dưỡng để bổ sung sự thiếu hụt chất dinh dưỡng trong sữa mẹ.
- Cho vật nuôi non vật vận động và tiếp xúc với ánh sáng nhất là nắng sớm; giữ vệ sinh phòng bệnh cho vật nuôi non.
7. Mục đích, yêu cầu chăn nuôi đực giống? Các biện pháp chăn nuôi đực giống?
* Mục đích:
- Nâng cao khả năng phối giống.
- Đảm bảo chất lượng đời sau.
* Yêu cầu:
- Vật nuôi có sức khỏe tốt, không béo quá hoặc quá gầy.
- Có số lượng và chất lượng tinh dịch tốt.
* Các biện pháp:
- Chăm sóc vận động, tắm chải, kiểm tra thể trọng và tinh dịch.
- Nuôi dưỡng: thức ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng (năng lượng, protein, khoáng vitamin).
8. Chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản cần chú ý những vấn đề gì? Tại sao?
- Chăm sóc vận động, tắm chải hợp lí nhất là cuối giai đọan mang thai.
- Nuôi dưỡng phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng theo từng giai đọan, nhất là protein, chất khoáng và vitamin.
- Vật nuôi cái sinh sản có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng của đàn vật nuôi con.
9. Em hiểu thế nào là phòng bệnh hơn chữa bệnh?
Trong chăn nuôi phải lấy phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Chăm sóc, nuôi dưỡng tốt để vật nuôi không mắc bệnh, cho năng suất cao về kinh tế hơn là phải dùng thuốc để chữa bệnh.
Nếu để bệnh tật xảy ra, phải can thiệp thì sẽ rất tốn kém, hiệu quả kinh tế thấp, có khi còn gây nguy hiểm cho con người, cho xã hội.