I.TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm)
Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Hướng chiếu của hình chiếu bằng là:
A. Từ dưới lên B. Từ trước tới C. Từ trái sang D. Từ trên xuống
Câu 2: Dụng cụ nào sau đây không phải là dụng cụ tháo, lắp?
A. Mỏ lết B. Êtô C. Tua vít D. Cờlê
Câu 3: Chi tiết máy là:
A. Phần tử có cấu tạo chưa hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy.
B. Phần tử có cấu tạo chưa hoàn chỉnh và không thể tháo rời ra được.
C. Phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy.
D. Phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và không thể tháo rời ra được.
Câu 4: Mối ghép cố định là:
A. Chuyển động B. Tịnh tiến C. Quay D. Không chuyển động
Câu 5: Để đo dường kính trong, ngoài, chiều sâu lỗ của chi tiết máy người ta dùng:
A. Thước lá. B. Thước cuộn. C. Thước đo góc. D. Thước cặp.
Câu 6: Bản vẽ nhà thuộc vào loại bản vẽ nào?
A. Bản vẽ cơ khí B. Bản vẽ xây dựng C. Bản vẽ giao thông D. Bản vẽ chi tiết
Câu 7: Nội dung của bản vẽ chi tiết gồm:
A. Hình biểu diễn, yêu cầu kĩ thuật, kích thước, khung tên.
B. Hình biểu diễn, kích thước, bảng kê, yêu cầu kĩ thuật, tổng hợp.
C. Hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật, khung tên.
D. Khung tên, yêu cầu kĩ thuật, kích thước, tổng hợp.
Câu 8: Bản vẽ kỹ thuật được dùng trong những lĩnh vực kỹ thuật nào?.
A. Lĩnh vực xây dựng B. Lĩnh vực cơ khí C. Lĩnh vực kiến trúc D. Tất cả
Câu 9: Đinh vít là chi tiết có ren gì ?
A. Ren ngoài B. Ren trong C. Cả ren trong và ren ngoài D. Ren bị che khuất
Câu 10: Trình tự đọc của bản vẽ lắp gồm:
A. Khung tên, bảng kê, hình biểu diễn, kích thước, phân tích chi tiết, tổng hợp.
B. Bảng kê, yêu cầu kĩ thuật, hình biểu diễn, khung tên.
C. Khung tên, bảng kê, yêu cầu kĩ thuật, phân tích chi tiết, tổng hợp.
D. Khung tên, yêu cầu kĩ thuật, bảng kê, hình biểu diễn.
Câu 11: Giờ cao điểm dùng điện trong ngày là:
A. Từ 6 giờ đến 10 giờ B. Từ 18 giờ đến 22 giờ
C. Từ 1 giờ đến 6 giờ D. Từ 13 giờ đến 18 giờ
Câu 12: Nhãn một đồ dùng điện có ghi là 220V - 40W em hãy cho biết nó có ý nghĩa gì?
A. Điện áp định mức – Công suất định mức.
B. Dòng điện định mức – Điện năng tiêu thụ.
C. Dòng điện định mức – Công suất định mức.
D. Điện áp định mức – Dòng điện định mức.
II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 13: (1 điểm) Thế nào là hình cắt? Hình cắt dùng để làm gì?
Câu 14: (1 điểm) Điện năng là gì? Em hãy kể tên các nhà máy sản xuất điện năng chính?
Câu 15: (2 điểm) Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa cơ cấu tay quay- con trượt và cơ cấu bánh răng- thanh răng.
Câu 16: (3 điểm) Một hộ gia đình sử dụng mạng điện 220V có dùng các đồ dùng điện sau:
STT | Đồ dùng điện | Công suất p (W) | Số lượng | Thời gian sử dụng t (h) | Điện năng (A) |
1. | Tủ lạnh | 120 | 1 | 24 | |
2. | Đèn sợi đốt | 60 | 2 | 2 | |
3. | Ti vi | 70 | 1 | 4 | |
4. | Nồi cơm điện | 650 | 1 | 2 | |
a) Tính điện năng tiêu thụ của gia đình đó trong 1 ngày?
b) Tính điện năng tiêu thụ của gia đình đó trong 1 tháng (30 ngày)?
----------------------
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm). Mỗi ý đúng được 0.25 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
ĐA | D | B | C | D | D | B | C | D | A | A | B | A |
II. TỰ LUẬN (7 điểm) CÂU | NỘI DUNG | ĐIỂM |
13 | - Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể ở sau mặt phẳng cắt - Hình cắt dùng để biểu diễn rõ hơn hình dạng bên trong của vật thể. | 0,5 0,5 |
14 | + Năng lượng của dòng điện (Công của dòng điện) được gọi là điện năng. (công thức: A=P.t ) + Các nhà máy sản xuất điện năng chính: - Nhà máy nhiệt điện, nhà máy thuỷ điện, nhà máy điện nguyên tử. | 0,5 0,5 |
15 | - Giống nhau: Cả hai cơ cấu đều biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến và ngược lại. - Khác nhau: + Cơ cấu tay quay- con trượt thì tay quay đều, con trượt tịnh tiến không đều. + Bánh răng- thanh răng thì bánh răng quay đều, thanh răng cũng tịnh tịnh tiến đều | 1,0 0,5 0,5 |
16 | a/ Điện năng tiêu thụ của gia đình trong 1 ngày. Tủ lạnh: A= p.t= 120.1.24= 2880 (Wh) Đèn sợi đốt: A= p.t=60.2.2= 240 (Wh) Ti vi: A=p.t=70.1.4= 280 (Wh) Nồi cơm điện: A=p.t= 650.1.2= 1300 (Wh) Angày = 2880+ 240+280+1300 = 4700 (Wh) = 4,7 (kWh) | 0,25 0,25 0,25 0,25 1,0 |
b/ Điện năng gia đình sử dụng trong tháng, biết tháng đó có 30 ngày Atháng= Angày.30= 4,7.30= 141 (kWh) | 1,0 |