I.
Trắc nghiệm (3đ).
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Phân chia thức ăn làm 4 nhóm là những nhóm nào:a. Nhóm giàu chất đường bột, chất đạm, chất béo, vitamin và chất khoáng.
b. Nhóm giàu chất béo, chất xơ, vitamin
c. Nhóm giàu chất đạm, sinh tố và chất khoáng.
d. Nhóm giàu chất đường bột, chất béo, nước, vitamin.
2. Nếu cơ thể thừa chất béo sẽ dẫn đến hiện tượng gì:a. Cơ thể ốm yếu, dễ bị mệt mỏi, đói b.Cơ thể phát triển chậm lại hoặc ngừng phát triển
c. Cơ thể gây lên bệnh béo phì, huyết áp d. Cơ thể béo phệ, khụng ảnh hưởng sức khoẻ.
3. Lượng dinh dưỡng cần thiết cho một học sinh mỗi ngày là:a. Hai bát cơm, 1 đĩa thịt, 1 quả cam b. 2 bát cơm, 100g thịt cá, 2 bát con canh, 1 quả cam.
c. 1 chiếc bánh mì, 1 miếng đu đủ, 100g thịt lợn d. Cả a, b, c đều đúng
4. Nhiễm độc thực phẩm là: a. Sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm b. Sự xâm nhập của vi rút vào thực phẩm
c. Sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm d.Sự xâm nhập của vi sinh vật vào thực phẩm.
5. Phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo:a. Luộc nấu kho b. Nướng hấp luộc c. Rán rang xào d. Muối chua, xào, rán.
6. Thực đơn là gì:a. Là bảng ghi lại tất cả những món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa ăn thường ngày, bữa tiệc...
b. là bảng thống kê các loại thực phẩm của gia đình
c. Là bảng ghi lại các chi tiêu trong gia đình
d. Cả a, b, c đều đúng.
7. Đây là nhiệt độ nguy hiểm, vi khuẩn có thể sinh nở mau chóng:a. Từ 100
0C-> 115
0C b. Từ 0
0C-> 37
0C c.Từ -20
0C-> -10
0C d. Từ 50
0C-> 80
0C
8. Qua nghiên cứu khoa học đã ước tính lượng sinh tố C mất đi trong quá trình nấu nướng là:a. 20% b. 30% c. 50% d. 15 -> 20%
9. Số món ăn dùng cho các bữa ăn thường ngày là:a. 1 -> 2 món b. 2 -> 3 món c. 5 -> 6 món d. 3 -> 4 món
10. Các nguồn thu nhập của gia đình là:a. Thu nhập bằng tiền b. Thu nhập bằng hiện vật
c. Thu nhập bằng tiền thưởng d. Cả a, b đều đúng.
11. Thu nhập của các hộ gia đình ở thành phố là:a. Chủ yếu bằng tiền b. Chủ yếu bằng sản phẩm
c. Chủ yếu bằng hiện vật d. Chủ yếu bằng các khoản trợ cấp xã hội.
12. Các khoản chi tiêu trong gia đình là:a. Chi tiêu cho nhu cầu vật chất b. Chi tiêu cho nhu cầu văn hoá tinh thần.
c. Chi tiêu cho học tập d. Chi tiêu cho nhu cầu vật chất, văn hoá tinh thần.
II. Tự luậnCâu 1(2đ): Là học sinh em có thể làm gì để góp phần tăng thu nhập gia đình?
Câu 2 (2,5đ) : Khi chế biến thức ăn cần chú ý điều gì để không mất đi nguồn vitamin, chất dinh dưỡng trong thực phẩm?
Câu 3 (2,5đ): Nêu các nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thức ăn?
Đáp án - biểu điểm.
I.
Phần trắc nghiệm(3đ).
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | a | d | b | c | c | a | b | c | d | đ | a | b |
Điểm | 0,25 | 0,25 | 0,25 | 0,25 | 0,25 | 0,25 | 0,25 | 0,25 | 0,25 | 0,25 | 0,25 | 0,25 |
II.
Phần tự luận (7đ)
Câu | Nội dung | Điểm |
1( 3 điểm) | - Có thể trực tiếp tham gia sản xuất gia đình: làm vườn, nuôi gà, cho cá ăn, cho lợn ăn. - Có thể giúp đỡ gia đình những việc trong nhà, việc nội trợ, quét dọn. - Ngoài ra còn phải chi tiêu hợp lí khoa học, tiết kiệm không lãng phí. | 0,75đ 0,75đ 0,5đ |
2(2,5 điểm) | - Cho thực phẩm vào luộc hay nấu khi nước sôi. - Khi nấu tránh đảo khuấy nhiều. - Không nên đun lại thức ăn nhiều lần - Không nên dùng gạo xát quá trắng và vo gạo kĩ khi nấu cơm - Không nên chắt nước cơm vì sẽ mất vitamin B. | 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ |
3(1,5 điểm) | - Ngộ độc do thức ăn nhiễm vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật - Ngộ độc do thức ăn bị biến chất - Ngộ độc do thức ăn bị ô nhiễm các chất độc hoá học, hoá chất bảo vệ thực vật, hoá chất phụ gia thực phẩm. | 0,5đ 0,5đ 0,5đ |