Câu 1 trang 64 SGK Công nghệ 10Vì sao phải khảo nghiệm giống cây trồng trước khi đưa giống mới vào sản xuất?
Trả lời:Mọi tính trạng và đặc điểm của giống cây trồng chỉ được biểu hiện khi tương tác với điều kiện môi trường. Ớ các vùng sinh thái khác nhau, giống có thể biểu hiện đặc điểm không giống nhau, vì vậy cần khảo nghiệm để đánh giá chính xác, từ đó mà công nhận kịp thời giống mới.
Khảo nghiệm giống còn xác định những yêu cầu kĩ thuật canh tác để khai thác tối đa hiệu quả của giống mới, từ đó mà có hướng sử dụng giống mới được công nhận
Câu 2 trang 64 SGK Công nghệ 10Vẽ và giải thích sơ đồ hệ thống sản xuất giống cây trồng nông nghiệp.
Trả lời:a) Quy trình sản xuất giống ở cây trồng tự thụ phấn theo sơ đồ duy trì.
Năm thứ nhất: gieo hạt tác giả, chọn cây ưu tú
Năm thứ hai: Hạt của cây ưu tú gieo thành từng dòng. Chọn các dòng đúng giống, thu hoạch hạt. Những hạt đó là hạt siêu nguyên chủng
Năm thứ ba: Nhân giống nguyên chủng từ hạt giống siêu nguyên chủng.
Năm thứ tư: Sản xuất hạt giống xác nhận từ giống nguyên chủng.
b) Quy trình sản xuất giống ở cây trồng tự thụ phấn theo sơ đồ phục tráng.
Năm thứ nhất: Gieo hạt của vật liệu khởi đầu chọn cầu cây ưu tú
Năm thứ hai: Đánh giá dòng lần 1. Gieo hạt cây ưu tú thành dòng, chọn hạt của 4 đến 5 dòng tốt nhất để gieo ở năm thứ ba.
Năm thứ ba: Đánh giá dòng lần 2. Hạt của dòng tốt nhất chia làm hai để nhân sơ bộ và so sánh giống. Hạt thu được là hạt siêu nguyên chủng được phục tráng.
Năm thứ tư: Nhân hạt giống nguyên chủng từ hạt siêu nguyên chủng
Năm thứ năm: Sản xuất hạt giống xác nhận từ hạt giống siêu nguyên chủng.
Câu 3 trang 64 SGK Công nghệ 10Nêu những ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất giống cây trồng nông, lâm nghiệp.
Trả lời:Dựa vào đặc điểm của tế bào thực vật là có tính toàn năng và có khả năng phản phân hoá, người ta có thể điều khiển một cách định hướng tế bào thực vật, nuôi cấy trong môi trường nhân tạo cho phát triển thành mô, cơ quan và cây trưởng thành. Đó là phương pháp nuôi cấy mô tế bào. Quy trình gồm các khâu:
Chọn vật liệu nuôi cấy, thường là tế bào mô phân sinh.
Khử trùng vật liệu
Tạo chồi trong môi trường nhân tạo
Tạo rễ trong môi trường nhân tạo có bổ sung chất kích thích sinh trưởng: aNAA, IBA.
Cấy cây trong môi trường thích ứng
Trồng cây trong vườn ươm
Câu 4 trang 64 SGK Công nghệ 10Nêu định nghĩa và cấu tạo của keo đất.
Trả lời:Keo đất là những phần tử nhỏ, có kích thước dưới 1μm, không hoà tan trong nước, ở trạng thái huyền phù.
Cấu tạo gồm 1 nhân, ngoài nhân là lớp ion quyết định điện có thể là - (keo âm) hoặc + (keo dương), ngoài lớp ion quyết định là lớp ion bù mang điện tích trái dấu với lớp ion quyết định điện. Lớp ion bù gồm 2 lớp, phía trong là lớp ion bất đông, ngoài là lớp ion khuếch tán
Câu 5 trang 64 SGK Công nghệ 10Thế nào phản ứng dung dịch đất? Đất có những loại độ chua nào?
Trả lời:Phản ứng của dung dịch đất chỉ tính chua, kiềm hay trung tính của đất. Phản ứng dung dịch đất do nồng độ ion H+ và ion OH- quyết định.
Nếu [H+] > [OH-] đất có phản ứng chua
[H+] = [OH-] đất có phản ứng trung tính [H+] < [OH-] đất có phản ứng kiềm
Để xác định đô chua, người ta dùng chỉ số pH(H2O): pH = -log[H+]
Nếu pH < 7 đất có phản ứng chua
pH = 7 đất có phản ứng trung tính pH > 7 đất có phản ứng kiềm
Trong đất có các loại ion H+ và Al3+. Căn cứ vào trạng thái các ion đó mà phân biệt:
Đất có độ chua hoạt tính là độ chua do ion H+ trong dung dịch đất gây nên.
Đất có độ chua tiềm tàng là độ chua do ion H+ và ion Al3+ bám trên bề mặt keo đất gây nên.
Câu 6 trang 64 SGK Công nghệ 10Thế nào là độ phì nhiêu của đất? Để làm tăng độ phì nhiêu của đất, người ta thường sử dụng các biện pháp nào?
Trả lời:Độ phì nhiêu là khả năng của đất cung cấp đồng thời và không ngừng nước, chất dinh dưỡng không chứa chất độc hại cho cây trồng để cho năng suất cao.
Các biện pháp làm tăng đô phì nhiêu của đất:
Cải tạo đất bạc màu
Tưới tiêu hợp lí
Bón phân hữu cơ, phân vi sinh vật và cân đối phân hoá học NPK.