Câu 1 trang 83 SGK Công nghệ 10
Muốn vật nuôi tạo ra được nhiều sản phẩm cần đáp ứng những nhu cầu gì về dinh dưỡng cho chúng? Cho ví dụ cụ thể.
Trả lời:
Cơ thể vật nuôi muốn tồn tại được phải nhờ có lượng thức ăn nhất định được lấy vào hàng ngày.
Để xác định nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi người ta phải biết được thành phần cơ thể vật nuôi, các loại sản phẩm, nhu cầu vật chất và năng lượng để tạo nên từng loại sản phẩm như thịt, trứng, sữa...
Nhu cầu duy trì: lượng chất dinh dưỡng tối thiểu để vật nuôi tồn tại, duy trì thân nhiệt và các hoạt động sinh lí trong trạng thái không tăng hoặc giảm khối lượng, không cho sản phẩm.
Nhu cầu sản xuất: lượng chất dinh dưỡng để tăng khối lượng cơ thể và tạo ra sản phẩm khi: sản suất tinh dịch, nuôi thai, sản xuất trứng,...
Ví dụ: Với vật lấy sức kéo: ở nước ta có khoảng 72% trâu và 31% bò làm nhiệm vụ cày, kéo xe... thức ăn chủ đạo vẫn là rơm, rạ, cỏ, cây ngô, bã mía, cây họ đạu... Thức ăn tinh với trâu bò cày kéo là thức ăn hỗ trợ trong vụ cày kéo (đông xuân) thường nấu cháo hoạc cám cho ăn trước khi đi cày bừa.
Câu 2 trang 83 SGK Công nghệ 10
Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi là gì? Tiêu chuẩn ăn thường được xác định bằng các chỉ số nào?
Trả lời:
Tiêu chuẩn ăn là những quy định về mức ăn được thể hiện bằng những chỉ số về dinh dưỡng cần có trong khẩu phần ăn như năng lượng, prôtêin, chất khoáng... nhằm cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho vạt nuôi để duy trì các hoạt đông sống và để con vật cho năng suất cao.
Tiêu chuẩn ăn thường được xác định bằng các chỉ số:
Năng lượng
Protein
Khoáng
Vitamin
Câu 3 trang 83 SGK Công nghệ 10
Khẩu phần ăn của vật nuôi là gì? Khi phối hợp khẩu phần cần đảm bảo những nguyên tắc nào?
Trả lời:
Khẩu phần thức ăn vật nuôi là lượng các loại thức ăn cung cấp hàng ngày đảm bảo cho con vật tồn tại và sản xuất ra thịt, trứng, sữa, lông hoặc cung cấp sức kéo.
Khẩu phần ăn phải đáp ứng yêu cầu của vật nuôi để duy trì sự sống và sản xuất thịt, sữa, trứng... trong khẩu phần ăn phải cân đối và đủ prôtêin, năng lượng, vitamin và muối khoáng. Khẩu phần ăn bao gồm khẩu phần duy trì và khẩu phần sản xuất.
Các nguyên tắc khi phối hợp khẩu phần:
1. Nguyên tắc khoa học
a. Dưỡng, đảm bảo cân bằng các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn, trọng tâm là năng lượng và prôtêin.
Tỉ lệ dinh dưỡng chính là tỉ lệ giữa những chất không prôtêin và những chất prôtêin.
b. Khối lượng khẩu phần ăn
Dạ dày vật nuôi có hạn, nếu thức ăn nhiều thì vượt quá sức chứa dạ dày. Thức ăn phải phù hợp về lượng.
2. Nguyên tắc kinh tế:
Giá thành khẩu phần ăn không quá cao, hiệu quả sử dụng cao, vật liệu có ở địa phương, giảm chi phí vận chuyển...