Câu 1 trang 121 SGK Công nghệ 10
Hãy nêu rõ mục đích, ý nghĩa của quá trình bảo quản nông, lâm, thủy sản.
Trả lời:
Mục đích của hoạt động chế biến là:
Duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Thuận lợi cho công tác bảo quản.
Ý nghĩa: Để đảm bảo chất lượng của nông, lâm, thuỷ sản, người làm công tác bảo quản và chế biến phải biết được những đạc điểm của nông, lâm, thuỷ sản.
Câu 2 trang 121 SGK Công nghệ 10
Trong bảo quản cần chú ý những đặc điểm nào của nông, lâm, thủy sản?
Trả lời:
Là lương thực, thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho con người.
Là nguồn nguyên liệu cho doanh nghiệp chế biến.
Thường chứa nhiều nước
Dễ bi vi sinh vật xâm nhiễm gây thối hỏng.
Đó là những yếu tố bên trong của nông, lâm, thuỷ sản cần được chú ý trong công tác bảo quản và chế biến. Ngoài ra chúng ta còn cần biết những điều kiện của môi trường ngoài ảnh hưởng như thế nào đến nông, lâm, thuỷ sản trong quá trình bảo quản.
Câu 3 trang 121 SGK Công nghệ 10
Những yếu tố nào của môi trường ảnh hưởng tới chất lượng nông, lâm, thủy sản trong thời gian bảo quản? Theo em, muốn bảo quản tốt nông, lâm, thủy sản cần phải làm gì?
Trả lời:
Những điều kiện môi trường chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng nông, lâm, thuỷ sản trong quá trình bảo quản là độ ẩm, nhiệt độ không khí và sinh vật gây hại. Thiệt hại có thể tăng cao khi cả hai yếu tố độ ẩm và nhiệt độ đều tăng.
Độ ẩm không khí cao, vượt quá giới hạn cho phép làm cho sản phẩm ẩm trở lại, thuận lợi cho vi sinh vật và côn trùng phát triển. Độ ẩm cho phép bảo quản thóc gạo là 70-80%, rau quả tươi là 85-90%.
Nhiệt độ không khí tăng thuận lợi cho vi sinh vật và côn trùng gây hại, thúc đẩy các phản ứng sinh hoá của sản phẩm, làm giảm chất lượng. Đánh thức quá trình ngủ, nghỉ của củ, hạt. Nếu có cả điều kiên nhiệt độ và độ ẩm cao, củ, hạt có thể nảy mầm dẫn tới củ, hạt bị hư hỏng. Khi nhiệt độ môi trường bảo quản tăng 10oC, phản ứng sinh hoá trong rau quả tươi tăng 2-3 lần.
Trong môi trường tự nhiên, luôn có mặt các sinh vật gây hại như nấm, vi sinh vật, sâu bọ, chuột... Khi gặp điều kiện môi trường thích hợp, chúng phát triển nhanh, xâm nhập và phá hoại nông, lâm, thuỷ sản.