Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5

Thứ tư - 04/11/2020 22:33
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5. Việc tìm ra một số biện pháp nhằm rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5 là một quá trình nghiên cứu và rèn luyện, đòi hỏi người giáo viên phải nhiệt tình trong công tác, đặt trách nhiệm lên hàng đầu.
Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 5

 

I. Tên đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 5

II. Đặt vấn đề:

Trong cuộc sống hằng ngày, để giao tiếp ngoài ngôn ngữ nói còn có ngôn ngữ viết. Ngôn ngữ viết đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong giao tiếp của các quốc gia nói chung cũng như Việt Nam nói riêng. Yêu cầu đầu tiên, đặc biệt quan trọng của ngôn ngữ viết là phải viết đúng chính tả. Chính tả có thống nhất thì việc giao tiếp bằng ngôn ngữ viết mới không bị cản trở giữa các địa phương trong cả nước, cũng như giữa các thế hệ đời trước và đời sau.

Còn trong trường tiểu học, môn chính tả có một vị trí hết sức quan trọng (trước hết nó là một môn học có tính chất công cụ). Học sinh có viết đúng, viết nhanh thì các em mới học tốt môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác được dễ dàng.

Vậy ngay từ bậc Tiểu học, các em cần phải được học môn chính tả một cách khoa học, cẩn thận; các em cần thông thạo về cách đọc và viết đúng quy tắc chính tả thì các em mới có thể sử dụng công cụ này suốt những năm tháng trong thời kì học tập ở nhà trường cũng như suốt cuộc đời. Và theo kết quả thực tế hiện nay, học sinh tiểu học còn viết sai lỗi chính tả rất nhiều (đặc biệt là học sinh tiểu học ở vùng nông thôn và vùng núi). Hầu hết lớp nào cũng có học sinh yếu chính tả, thậm chí có em còn viết sai 6-7 lỗi trên một bài viết (lớp 5). Trước tình hình đó, không ít giáo viên đang đứng lớp giảng dạy phải trăn trở, suy nghĩ, tìm giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục mà cụ thể là phân môn chính tả. Là một giáo viên dạy lớp 5 nhiều năm liền, tôi luôn chú trọng và quan tâm rèn cho học sinh viết đúng chính tả. Cũng vì những lí do trên mà tôi quyết đinh chọn đề tài: Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5. Mong rằng những biện pháp mà tôi đã làm và đã thành công sẽ góp phần đưa dần chất lượng dạy –học ngày một nâng cao, đồng thời qua đó giúp các em học tốt các môn học khác.

III. Cơ sở lí luận:

Chính tả là phân môn có nhiệm vụ cung cấp kiến thức cơ bản về các quy tắc chính tả đồng thời còn rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết, nghe, đọc và làm các bài tập chính tả, rèn luyện các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ. Kĩ năng chính tả thực sự cần thiết không chỉ đối với học sinh tiểu học mà còn với tất cả mọi người. Khi đọc một văn bản viết đúng chính tả, người đọc có cơ sở để hiểu đúng nội dung văn bản đó. Trái lại, một văn bản mắc nhiều sai sót về chính tả, người đọc khó nắm bắt nội dung và có thể hiểu sai hoặc không hiểu đầy đủ văn bản. Viết chính tả đúng còn giúp các em học sinh học tốt các phân môn khác, là cơ sở cho việc học bộ môn Tiếng Việt ở tiểu học. Chính tả còn bồi dưỡng cho học sinh một số đức tính và thái độ cần thiết trong cuộc sống như: cẩn thận, chính xác, óc thẩm mĩ, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm. Vì vậy, để khắc phục tình trạng học sinh viết sai lỗi chính tả, tôi đang cố gắng sử dụng nhiều biện pháp nhiều hình thức dạy chính tả nhắm giúp các em hình thành, phát triển và hoàn thiện kĩ năng viết đúng Tiếng Việt văn hóa, Tiếng Việt chuẩn mực theo hướng “giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt”.
 

IV. Cơ sở thực tiễn:

Trong quá trình giảng dạy, nhất là phân môn chính tả, tôi nhận thấy học sinh mắc khá nhiều lỗi chính tả thông qua một số tình hình thực tế sau:
 

1.Về phía học sinh (thực tế trình độ chính tả của học sinh tiểu học):

- Học sinh chưa có ý thức viết đúng chính tả. Cụ thể là những tiếng, từ có sẵn trong sách giáo khoa hoặc giáo viên đã ghi lên bảng và những từ thường xuyên sử dụng nhưng vẫn viết sai.
- Vẫn còn một số em đọc còn yếu, đọc chưa lưu loát, trôi chảy, nhiều tiếng phải dừng lại đánh vần, tốc độ đọc chậm. Vì thế các em không nhớ chữ ghi âm, tiếng và từ, dẫn đến việc thông hiểu nội dung còn hạn chế.
 - Học sinh không nhớ các quy tắc chính tả đã học nên viết tùy tiện, có em còn sáng tạo thêm các vần mới lạ như: unh, âch, âi,….
- Học sinh không nắm nghĩa của từ, vốn từ ngữ tích lũy được còn rất hạn chế nên hay viết lẫn lộn các âm đầu: l-n, d-gi, ch-tr, s- x,…, âm cuối, vần và dấu thanh.
- Lỗi chính tả của học sinh còn do viết theo lối phát âm của địa phương.
- Do các em không có thời gian đọc sách nhiều, vì thời gian còn dành cho các môn khác.
- Phần chuẩn bị ở nhà của các em cũng chưa tốt như đọc bài và luyện viết trước bài ở nhà. (Vì các em chưa có ý thức trong việc học tập, còn ham chơi, hoặc ở nhà phụ giúp gia đình nên không có thời gian chuẩn bị bài).
 

2. Về phía gia đình học sinh:

- Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, cha mẹ bận rộn với cuộc sống (đi làm ăn ở xa, gởi con lại cho ông bà chăm nom hộ hoặc bận việc đồng án nên ít quan tâm đến việc học của con em).
- Một số phụ huynh có quan niệm sai lầm, có ý muốn cho con nghĩ học sớm để phụ giúp gia đình. Nói chung phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến chất lượng giáo dục.
- Do gia đình quá nghèo mà lại đông con, nên bắt các em ở nhà trông nom em út, cơm nước, giặt giũ hoặc tiếp giúp cha mẹ đi làm đồng. Do đó các em không có thời gian rãnh rỗi để học bài và chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp.

3. Về phía giáo viên giảng dạy:

- Việc tổ chức dạy học môn chính tả chưa được khoa học.
- Giáo viên chưa quan tâm nhiều đến học sinh yếu, dạy theo cách trãi đều.
Những tồn tại trên dẫn đến chất lượng học chính tả của học sinh còn hạn chế. Để khắc phục tình trạng này, việc đổi mới phương pháp dạy – học phân môn chính tả là hết sức cần thiết, phải giúp học sinh nắm được các quy tắc chính tả, các mẹo luật chính tả phù hợp với trình độ tiếp thu của các em, hình thành kĩ năng, kĩ xảo chính tả, bỏ thói quen phát âm sai dẫn đến viết sai.

4. Chương trình sách giáo khoa:

- Sách giáo khoa môn Tiếng Việt ở tiểu học đã xác định được những trọng điểm cơ bản cần dạy cho học sinh. Các bài tập chính tả trong sách giáo khoa ở tiểu học cũng khá đa dạng, phù hợp với từng khối lớp và cấu trúc đi từ dễ đến khó.

V. Nội dung:

- Phân môn chính tả lớp 5 chủ yếu tập trung rèn luyện kĩ năng viết chính tả chính xác cho học sinh. Thông qua việc làm các bài tập chính tả, học sinh lớp 5 nắm được các quy tắc viết của chữ quốc ngữ, nắm được cách viết đúng các từ có âm đầu, vần và thanh điệu mà học sinh hay mắc lỗi do ảnh hưởng của cách phát âm. Học sinh có viết đúng chính tả thì mới viết văn bản đúng chuẩn chính tả và từ đó các em mới có thể giao tiếp tốt bằng văn bản.
- Do vậy, mục tiêu của phân môn chính tả lớp 5 là: Trang bị một số kiến thức về quy tắc chính tả Tiếng Việt; rèn luyện kĩ năng nghe, kĩ năng viết đúng chính tả đoạn văn, bài văn, phát triển ý thức viết đúng chính tả, thái độ cẩn thận và yêu cái đẹp trong giao tiếp bằng chữ Tiếng Việt.
- Thông qua các giờ học trên lớp, tôi nhận thấy học sinh không những mắc lỗi nhiều trong bài chính tả mà ngay cả trong bài Tập làm văn, nhiều học sinh viết chậm, viết sai, viết dư nét chữ, thiếu nét chữ. Mặc khác, có nhiều bài nội dung phong phú mà chữ viết khó đọc do viết sai lỗi. Giờ tập đọc cũng vậy, đa số học sinh còn đọc ê, a; đánh vần, phát âm sai lại rơi vào những em yếu chính tả.
Từ đó, tôi đã tích lũy những kinh nghiệm trong giảng dạy môn chính tả lớp 5 như sau:

1. Phát huy tính tự ý thức học chính tả:

- Học sinh tự nghiên cứu bài trước ở nhà, tự tìm nội dung, tìm từ khó trong bài chính tả.
   + Giáo viên cho học sinh chép trước bài viết ở nhà vào vở rèn chữ ở nhà từ 2-3 lần, và yêu cầu các em xem kĩ trong bài đó, từ nào là từ khó viết, khó đọc và khó hiểu thì các em liệt kê ra, tập đánh vần, tập viết từ khó đó 1-2 lần. Khi đến lớp, giáo viên giảng từ khó, các em đem các từ mình đã liệt kê ở nhà ra để trước mặt, đối chiếu xem từ đó cô (thầy) đọc như thế nào, viết ra sao.
   + Còn đối với các em rụt rè, nhút nhát thì giáo viên phải thường xuyên gọi các em đó tập phân tích từ khó, luyện đọc nhiều lần cũng để khích lệ tính mạnh dạn cho các em.
(giáo viên thường xuyên theo dõi vở viết ở nhà, đồng thời cũng nhờ các tổ trưởng của lớp kiểm tra đầu giờ)
   + Ngoài việc đọc bài viết, tìm từ khó, viết trước bài, tôi còn dặn học sinh tìm hiểu nội dung bài viết và nghĩa của từ khó trong bài. Khâu này cũng khá quan trọng không thể bỏ qua vì học sinh có hiểu đúng thì mới viết đúng.

2. Phần kiểm tra bài cũ:

- Tôi thường xuyên kiểm tra vở viết trước ở nhà của học sinh theo quy định của tôi là: đối với học sinh ở mức học trung bình trở lên thì viết trước bài 2 lần, đối với những học sinh chậm hơn viết ít nhất 3 lần. (khâu này khá quan trọng nên tôi kiểm tra rất kĩ).
- Gọi lần lượt một số học sinh yếu lên bảng, tôi đọc những từ mà em mắc lỗi nhiều ở bài trước cho các em viết lên bảng lớp, các em còn lại viết vào bảng con, tôi nhận xét, uốn nắn, phân tích, gợi ý cho các em viết đúng (quy định em nào viết sai một chữ trong bài viết thì viết lại chữ đó một dòng ở dưới bài; trường hợp viết sai nhiều lỗi từ 6-7 lỗi trở lên, yêu cầu các em đó viết lại cả bài). Song song đó tôi luôn tạo hứng thú để kích thích sự ham học cho các em (bởi vì các em ham thích học thì mới có kết quả).
 - Đối với chính tả nhớ - viết, trước khi viết, ngày hôm trước tôi nhắc học sinh thuộc bài viết; (kể cả chính tả nghe - viết) tôi phân công cụ thể cho từng tổ trưởng kiểm tra đầu giờ và tính điểm thi đua giữa các tổ.

3. Rèn kĩ năng đọc đi đôi với luyện viết:

- Có thể giảm bớt phần trả lời một số câu hỏi tìm hiểu nội dung bài viết, dành thời gian cho học sinh đọc kĩ bài chính tả và luyện viết những tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn theo đặc điểm phát âm của học sinh trong lớp.
 - Để giúp cho học sinh viết đúng chính tả thì khâu đọc của giáo viên cũng khá quan trọng, ( vì đọc đúng thì mới viết đúng). Khi đọc cho học sinh viết giáo viên cần chú ý đọc sao cho cả lớp nghe rõ, đọc từng câu ngắn hay cụm từ, cần căn cứ vào tốc độ viết cụ thể của học sinh trong lớp để điều chỉnh tốc độ đọc và từng bước nâng dần tốc độ viết cho đạt chuẩn. Trong khi đọc, tôi hạn chế đi lại nhiều lần, tôi chọn vị trí đứng ở giữa lớp để đọc và phát âm thật chuẩn. Tuy nhiên tôi cũng chuẩn bị đọc bài viết trước ở nhà vài lần để luyện cách phát âm. Hằng ngày trên lớp, tôi chú ý rèn đọc cho các em bằng cách:
+ Gọi các em đọc bài nhiều lần không chỉ ở phân môn Tập đọc mà ở các môn học khác, kiên trì sửa lỗi cho từng em.
+ Tổ chức cho các em đọc bài theo nhóm đôi trong 15 phút đầu giờ ( 2 lần/ tuần).
+ Phân công các em giỏi kèm cặp các em yếu, cùng bạn học nhóm ở giờ chơi ( như đọc bài cho các bạn viết rồi cùng nhau sửa lỗi); dĩ nhiên tôi chọn em đọc tốt nhưng tôi cũng hướng dẫn cách đọc (đọc lại 3 lần trên câu hoặc cụm từ). Tôi phân công tổ trưởng trong lớp thường xuyên truy bài đầu giờ để kiểm tra vở viết bài trước ở nhà.
- Và tôi cũng thường xuyên động viên tinh thần các em. Khuyến khích các em học thuộc lòng một đoạn hay một vài khổ thơ, rồi nhớ - viết đoạn văn hay khổ thơ đã thuộc.
- Ngoài ra, mỗi tuần vào tiết luyện tiếng việt , tôi thường tổ chức cho các em luyện đọc, luyện viết.
 

4. Phương pháp chủ yếu để dạy- học chính tả lớp 5:

a) Phương pháp rèn luyện theo mẫu:
- Giáo viên cần đọc mẫu các từ mà học sinh dễ mắc lỗi, học sinh nghe và phát âm lại cho đúng. Tiếp theo, giáo viên yêu cầu học sinh phân tích các tiếng đó thành các phần âm đầu, vần và thanh điệu; từ đó học sinh nhớ cách ghi các bộ phận của tiếng để viết đúng; trước khi viết bài chính tả, học sinh viết các từ này ra bảng con.

b) Phương pháp thực hành giao tiếp:
- Giáo viên cho học sinh đọc toàn bộ đoạn văn các em sẽ viết; hiểu nội dung đoạn văn, viết trước một số từ học sinh dễ viết sai. Sau đó, giáo viên đọc cho các em viết hoặc cho các em nhớ từng câu để viết lại. Sau khi học sinh viết xong cả đoạn, giáo viên cho các em tự soát lỗi của mình và sau đó đổi bài cho bạn và tự sửa lỗi. Khi giáo viên chấm bài, cần chỉ ra những lỗi trong bài chưa được sửa và chỉ ra cách sửa. Và cũng thông qua việc chấm bài của bạn, học sinh lại một lần nữa được nắm bài chắc hơn.

c) Phương pháp sử dụng trò chơi học tập:
- Giáo viên cần xác định mục đích của trò chơi là nhằm củng cố viết đúng âm, vần, thanh điệu nào. Sau đó, giáo viên cần lựa chọn trò chơi phù hợp với mục đích. Nên tổ chức cho học sinh chơi những trò chơi giúp học sinh nhớ cách viết âm đầu, vần, thanh điệu của một số từ học sinh viết sai; một số trò chơi giúp học sinh phát hiện và sửa lỗi chính tả trong bài viết. Khi tổ chức chơi, giáo viên cần nêu rõ luật chơi, cách tiến hành chơi để học sinh đều biết cách chơi. Giáo viên nên chọn trò chơi có luật đơn giản, có thể dùng để dạy học nhiều hiện tượng chính tả, dễ chuẩn bị.

5. Một số biện pháp rèn kĩ năng viết chính tả cho học sinh:

a) Thực hiện soạn bài dạy một cách nghiêm túc, chu đáo: Giáo viên cần xác định rõ mục tiêu của bài về các phương diện kiến thức, kĩ năng, thái độ. Giáo viên cần chỉ ra các đồ dùng dạy học mình tự chuẩn bị hoặc học sinh chuẩn bị. Giáo viên cần chỉ rõ các hoạt động dạy học cụ thể sẽ thực hiện trong giờ học, cụ thể là từng hoạt động học sinh làm gì; kết quả cần đạt ra sao; cần củng cố cho học sinh những kiến thức và kĩ năng nào.

b) Kết hợp ghi nhớ hình thức chữ viết của từ và nghĩa của từ:
- Giáo viên phải đặt phân môn chính tả nằm trong mối quan hệ giữa các phân môn khác của Tiếng Việt, đặc là phân môn Tập đọc và Luyện từ và câu.

- Việc nắm nghĩa của từ rất quan trọng. Hiểu nghĩa của từ và phát âm đúng là cơ sở giúp học sinh viết đúng chính tả. Trong các giờ Tập đọc, chúng ta nên dành thời gian cho việc sửa lỗi phát âm cho học sinh. Giáo viên cần phát âm mẫu cho học sinh học tập và yêu cầu học sinh phát âm lại cho chính xác. Ngoài ra, khi luyện đọc từ khó, giáo viên chọn những từ học sinh khó phát âm, và cũng là những từ học sinh dễ viết sai lỗi chính tả, phải phát âm từ đó thật chuẩn xác và đưa nó vào trong văn cảnh của bài học để giải thích, có thể so sánh từ đó với một từ ở trong văn cảnh khác để học sinh hiểu sâu sắc hơn về nghĩa. Khi giáo viên luyện phát âm giáo viên cần theo dõi, uốn nắn kịp thời.

  Bên cạnh đó, giáo viên hướng dẫn học sinh viết đúng chính tả trên cơ sở hiểu đúng nghĩa của từ. Khi đọc chính tả cho học sinh viết, giáo viên nên đọc từng cụm từ (diễn đạt một ý nhỏ ); tôi luôn nhắc nhở học sinh chú ý lắng nghe, hiểu nghĩa của từ để viết đúng chính tả.

 Ví dụ: Nếu tôi đọc một từ có hình thức ngữ âm là “dành” thì học sinh sẽ lúng túng. Nhưng nếu tôi đặt nó vào một ngữ cảnh hay gắn cho nó một nghĩa xác định như: Em để dành tiền. Chúng ta đã giành được thắng lợi. Em đọc bài rành mạch. Như vậy, thì học sinh dễ dàng viết đúng chính tả.

c) Soạn một số bài tập chính tả phù hợp với đăc điểm học sinh:
- Để thực hiện tốt mục tiêu của phân môn chính tả, giáo viên cần chuẩn bị những bài tập chính tả phù hợp với học sinh lớp mình. Công việc soạn bài tập đòi hỏi giáo viên phải thống kê được những lỗi chính tả mà học sinh lớp mình thường mắc, chọn những lỗi cần luyện tập trong từng bài học cụ thể, soạn bài tập dưới nhiều dạng để tạo hứng thú cho học sinh.

6. Giúp học sinh nắm vững một số quy tắc chính tả và một số mẹo luật chính tả:

* Một số quy tắc chính tả:
a) Ghi phụ âm đầu:
- Quy tắc viết: k/ c/ q.
+ Trước i, e, ê được viết là k (kể chuyện, kiên cường).
+ Trước âm đệm u được viết là q ( quyển sách, quyên góp).
+ Viết c trong các trường hợp còn lại: o, ô, ơ,…( co, cô, cơ).
  • Quy tắc viết g/ gh và ng/ ngh.
+ Trước i, e, ê được viết là gh hay ngh( ghi nhớ, nghiên cứu).
+ Viết g hay ng trong các trường hợp còn lại: o, ô, ơ,…

b) Ghi âm i, y:
- Viết i sau âm đầu: niềm tin, tiết học,…
- Viết y sau âm đệm: truyện, chuyển,…
- Khi nguyên âm này đứng một mình thì viết là i đối với từ thuần Việt, viết là y đối với từ gốc Hán ( ví dụ: ì ạch, í ới, âm ỉ, y tá, y phục, y tế,…)

c) Ghi dấu thanh các tiếng có nguyên âm đôi:
- Các tiếng có âm cuối thì đặt dấu thanh ở chữ cái thứ hai của nguyên âm đôi (mượn, chuối, chuyển,..)
- Các tiếng không có âm cuối thì đặt dấu thanh ở chữ cái đầu của nguyên âm đôi (múa, mía, lửa,…)

d) Viết tên riêng Việt Nam:
- Tên người và tên địa danh Việt Nam: Viết hoa tất cả các chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó (Nguyễn Bá Ngọc, NGia Tự,…)
- Tên các cơ quan, tổ chức, danh hiệu,…:Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó ( Trường Tiểu học Kim Đồng, NXuất bản Giáo dục,…).

e) Viết tên riêng nước ngoài:
-Trường hợp phiên âm qua âm Hán Việt: Viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam (viết hoa tất cả các chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó ( Thái Lan, Hàn Quốc,…)
- Trương hợp không phiên âm qua âm Hán Việt: Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng và có dấu gạch nối giữa các tiếng trong mỗi bộ phận (Lu - i Pa-xtơ, Pi - e Đơ- gây tê,…)

* Một số mẹo luật chính tả:
a) Mẹo tương ứng thanh điệu trong từ láy:
- Trong các từ láy đôi, các dấu thanh bao giờ cũng cùng một nhóm huyền- ngã- nặng hoặc không- sắc- hỏi.
Ví dụ: lấp loáng, lanh lảnh, bỡ ngỡ, lấp ló,….

b) Mẹo nhóm nghĩa tr/ ch:
- Những từ chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình thì phải viết là ch chứ không viết là tr (cha, chú, chị, cháu, chắt, chồng,…)
- Những từ chỉ đồ vật trong gia đình thì viết là ch chứ không viết là tr ( chai, chum, chén, chổi, chão, chõng, chiếu,…)

c) Mẹo nhóm nghĩa s/ x:
- Tên thức ăn, đồ dùng nấu ăn viết là x: xôi, xúc xích, xì dầu,…
- Các động từ, tính từ viết là x: xách, xẻ, xay, xào, xoa, xúc, xăm,…
- Hầu hết các danh từ còn lại viết là s: gia sư, sen, sắn, sọt, sợi dây, sương,…

d) Mẹo nhóm nghĩa l/n:
- Khả năng kết hợp âm: l đứng trước âm đệm, nhưng n lại không đứng trước âm đệm. Ví dụ: loa, luân, luyện,…
  Tuy nhiên tất cả các mẹo trên chỉ ở mức độ tương đối, giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt để giảng dạy cho học sinh.

7. Tuyên dương, khen thưởng những học sinh có tiến bộ trong học tập:

- Học sinh tiểu học rất thích được khen thưởng và tuyên dương. Các em rất thích được chấm điểm, rất thích được cô phê những lời khen vào vở để về nhà khoe với cha mẹ. Nhờ những lời khen đó mà các em vui sướng, thích đến trường; tích cực, cố gắng, tự giác hơn trong học tập. Hiểu được tâm lí của các em như vậy, tôi luôn động viên, khuyến khích các em; dù chỉ một tiến bộ nhỏ về thái độ học tập cũng như kết quả học tập tôi đều khen ngợi kịp thời. Đối với học sinh có bài viết sạch đẹp, ít sai chính tả, tôi ghi nhận xét vào vở và biểu dương trước lớp. Đối với học sinh viết sai lỗi nhiều, tôi hướng dẫn các em sửa lỗi ngay tại lớp. Cứ nửa học kì tôi chọn ra 5 em tiến bộ nhất để tuyên dương, khen thưởng. Chính vì vậy học sinh rất hứng thú.

VI. Kết quả nghiên cứu:

Bằng các biện pháp, các hình thức tổ chức phù hợp nói trên, tôi đã từng bước hình thành ở học sinh năng lực và thói quen viết đúng chính tả; các em viết chính tả một cách có ý thức chứ không tùy tiện như trước. Đến nay, các em đã có sự tiến bộ rõ rệt, chỉ còn một vài em viết sai nhiều, có bài vẫn phải chép lại. Nhưng so với đầu năm, các em vẫn có tiến bộ rất nhiều, các em không chỉ có ý thức viết đúng chính tả mà còn có ý thức rèn luyện chữ viết. Những em mất căn bản về chính tả thì lại vững vàng hơn, ít mắc lỗi thông thường hơn, chữ viết cẩn thận và đẹp hơn.

1. Nguyên nhân thành công và tồn tại:

- Tôi có được thành công trong dạy học phân môn Chính tả là nhờ các nguyên nhân chính sau đây:
 + Bản thân luôn ý thức tìm tòi học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nhất định, cộng với tinh thần nhiệt tình trong công tác; yêu nghề mến trẻ, luôn luôn học hỏi đồng nghiệp.
 + Hiểu học sinh, nắm được đặc điểm tâm lí và nhu cầu sở thích của từng em.
 + Tôi luôn ân cần, chỉ bảo, động viên, khích lệ học sinh, làm cho các em tự tin, hứng thú, tạo ra động lực thúc đẩy sự tiến bộ của các em.
 + Tôi luôn quan tâm đúng mức đến học sinh yếu, làm tốt công tác chủ nhiệm và nhắc nhỡ các em đi học đều, thường xuyên liên lạc với phụ huynh học sinh để trao đổi về việc học của các em.
 + Bên cạnh sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự ủng hộ của các bậc phụ huynh trong việc rèn luyện các em học ở nhà.
 + Nhờ sự giúp đỡ của Ban giám hiệu cũng như các đồng nghiệp luôn nhiệt tình góp ý xây dựng phân môn này được hoàn thiện.
 + Và đặc biệt là sự tiến bộ của học sinh, chuẩn bị bài tốt ở nhà, nhờ tinh thần đoàn kết, giúp đỡ bạn (hình thức là các em học theo nhóm).
 + Được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương và các mạnh thường quân về vật chất lẫn tinh thần để tạo điều kiện cho các em nghèo có hoàn cảnh khó khăn học tốt hơn.
  • Tuy nhiên, trong quá trình rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5 tôi vẫn còn gặp một số tồn tại sau:
+ Ở lớp, số lượng học sinh nhiều, dạy 1 buổi trên ngày, do đó giáo viên khó kèm sát từng em, hơn nữa thời gian kèm cặp còn hạn chế.
+ Một số học sinh còn ham chơi, chưa ý thức học tập, chưa biết sắp xếp thời gian học ở nhà hợp lí.
+ Một số em phát âm chưa chính xác, ( bệnh bẩm sinh), đọc chữ không lưu loát, trôi chảy.
+ Một số phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến việc học của các em.

2. Ý nghĩa thực tiễn của sáng kiến:

- Sau khi học tốt phân môn chính tả, các em sẽ học tiến bộ các phân môn khác như: Tập đọc, Tập làm văn, Luyện từ và câu,..
 - Áp dụng sáng kiến kinh nghiệm giúp học sinh viết đúng, đọc đúng, hiểu rõ nghĩa của từ. Từ đó, các em càng yêu quý Tiếng Việt, luôn giữ gìn bản sắc dân tộc, yêu quê hương đất nước.

3. Những bài học kinh nghiệm:

- Qua quá trình nghiên cứu, bản thân tôi rút ra những kinh nghiệm sau:
+ Ngay đầu năm, giáo viên nên tổ chức khảo sát chất lượng học tập của học sinh để biết em nào còn yếu chính tả mà có hướng bồi dưỡng kịp thời. Và quy định mỗi em phải có một quyển vở riêng để viết chính tả ở nhà; đồng thời họp phụ huynh học sinh đầu năm để trao đổi về việc học của các em.
+ Giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm, thường xuyên liên lạc với phụ huynh học sinh để trao đổi về việc học của các em để có biện pháp giáo dục, rèn luyện kịp thời.
+ Trong giảng dạy, giáo viên phải kết hợp nhiều biện pháp làm sao cho lớp học sinh động, gây hứng thú học tập, thì các en học tập mới có kết quả tốt.

XII. Kết luận:

Việc tìm ra một số biện pháp nhằm rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5 là một quá trình nghiên cứu và rèn luyện, đòi hỏi người giáo viên phải nhiệt tình trong công tác, đặt trách nhiệm lên hàng đầu. Trong giảng dạy luôn quan tâm theo dõi, nắm bắt đặc điểm tâm sinh lí của các em, cũng như hoàn cảnh gia đình để từ đó có biện pháp giáo dục, tạo điều kiện giúp đỡ cho các em học tốt hơn. Đây là nhiệm vụ của mỗi người giáo viên. Nhiệm vụ này không chỉ tiến hành trong một thời gian ngắn mà cho ta kết quả tốt ngay được, nó phải được tiến hành trong một thời gian dài với sự đồng bộ của các khối, lớp.

Bên cạnh đó, không thể không nói đến những bậc phụ huynh là người gắn bó với nhà trường trong việc rèn luyện, giáo dục các em. Tuy nhiên, nhiệm vụ này có thành công hay không cũng cần có sự giúp đỡ của các cấp, các ngành liên quan. Do đó, giáo dục phải gắn liền nhà trường với gia đình và xã hội. Có như thế, tôi tin rằng chất lượng dạy học nói chung, trong đó phân môn chính tả nói riêng sẽ được nâng lên rõ rệt.

  Ý kiến bạn đọc

THÀNH VIÊN

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Kênh Bóng đá trực tiếp hôm nay miễn phí ⇔ Xoilac tv ⇔ Kênh 90Phut TV full HD ⇔ New88 ⇔ abc8 ⇔ GK88
truc tiep bong da xoi lac full HD ⇔ xem bóng đá xôi lạc tv hôm nay ⇔ https://nhacaiuytin.cash/ ⇔ Gemwin
truc tiep bong da xoilac tv mien phi ⇔ link truc tiep bong da xoilac tv mien phi ⇔ link trực tiếp bóng đá xôi lạc tv hôm nay ⇔ link xem truc tiep bong da xoilac tv ⇔ jun88 ⇔ https://104.248.99.177/ ⇔ https://v8club.nl/
Socolive truc tiep bong da hom nay mien phi ⇔ Tỷ lệ kèo bóng đá hôm nay ⇔ UK88 ⇔ https://789bet.agency/
link trực tiếp bóng đá xoilactv tốc độ cao ⇔ xem bóng đá cà khịa tv trực tuyến hôm nay ⇔ https://nhatvip99.com/
⇔ https://789bethv.com/ ⇔ Hitclub ⇔ Jun88 ⇔ shbet ⇔ https://okvipno1.com/ ⇔ https://choangclub.bar
luongsontv ⇔ sin88.run ⇔ choáng club ⇔ Go88 ⇔ TDTC ⇔ 789BET ⇔ 789BET ⇔ HI88 ⇔ N88
789bet ⇔ 789bet ⇔ https://hi88.garden/ ⇔ bet88 ⇔ hi88 ⇔ Hb88 ⇔ OKVIP
NEW 88 ⇔ NEW88 ⇔ Trang chủ Jun88 ⇔ Trang chủ Jun88 ⇔ 789 BET
Jun88 ⇔ Jun88 ⇔ Kuwin ⇔ https://i9bet.theater/ ⇔ https://sv88living5.living/ ⇔ For88 ⇔ 789WIN
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây