Câu 1: Trái đất gồm 3 lớp, từ ngoai vào trong bao gồm?
A. Lớp vỏ trái đất, lớp Manti trên, lớp nhân trong.
B. Lớp vỏ trái đất, lớp Manti, lớp nhân trong.
C. Lớp nhân trong. Lớp Manti, lớp vỏ lục địa.
D. Lớp Manti, lớp vỏ lục địa, lớp nhân.
Câu 2: Thạch quyển bao gồm?
A. Bộ phận vỏ lục địa và vỏ đại dương.
B. Tầng badan, tầng trầm tích, tầng granit.
C. Phần trên của lớp manti và lớp vỏ trái đất.
D. Lớp vỏ trái đất.
Câu 3: Vật chất ở nhân trái đất có đặc điểm?
A. Là những chất khí có tinh phóng xạ cao.
B. Là những phi kim loại có tính cơ động cao.
C. Là những kim loại nhẹ, vật chất ở trạng thái hạt.
D. Là những kim loại nặng nhân ngoài vật chất ở trạng thái lỏng , nhân trong vật chất ở trạng thái rắn.
Câu 4: So với vỏ lục địa thì vỏ đại dương có?
A. Độ dài lớn hơn, không có tầng granit.
B. Độ dài nhỏ hơn, có tầng granit.
C. Độ dài lớn hơn, có tầng granit.
D. Độ dài nhỏ hơn, không có tầng granit.
Câu 5: Cơ chế làm cho các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp manti là?
A. Sự tự quay của trái đất theo hướng từ Tây sang Đông.
B. Sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.
C. Sự tự quay của Trái Đất và sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời.
D. Sự hoạt động của các dòng đối lưu vật chất nóng chảy trong lòng trái đất.
Câu 6: Dựa vào hình 7.3 - Các mảng kiến tạo lớn của thạch quyển và hình 10 - Các vành đai động đất núi lửa và các vùng núi trẻ ở SGK Địa Lí 10, có thể thấy động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở?
A. Nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh.
B. Nơi tiếp xúc của mảng Âu - Á với các mảng xung quanh.
C. Nơi tiếp xúc của mảng Phi với các mảng xung quanh.
D. Nơi tiếp xúc của mảng Ấn Độ - Australia với các mảng xung quanh.
Câu 7: Dựa vào hình 7.3 – Các mảng kiến tạo lớn của Thạch quyển và hình 10 – Các vành đai động đất , núi lửa và các vùng núi trẻ ở SGK Đjia lí 10, có thể thấy dãy núi trẻ Hi – ma – lay – a ở Châu Á hình thanh là do?
A. Sự đụng độ giữa mảng Thái Bình Dương với mảng Âu – Á.
B. Sự đụng độ giữa mảng Ấn Độ - Australia với mảng Âu – Á.
C. Sự đụng độ giữ mảng Phi với mảng Âu – Á.
D. Sự đụng độ giữa mẩng Bắc Mĩ với mảng Âu – Á.
Câu 8: Dựa vào hình 7.3 – Các mảng kiến tạo lớn của Thạch quyển và hình 10 – Các vành đai động đất , núi lửa và các vùng núi trẻ ở SGK Đjia lí 10, có thể thấy dãy núi trẻ An – đét ở Nam Mĩ được hình thành là do?
A. Mảng Thái Bình Dương hút chờm dưới mảng Nam Mĩ.
B. Mảng Bắc Mĩ hút chờm dưới mảng Nam Mĩ.
C. Mảng Na – zca hút chờm dưới mảng Nam Mĩ.
D. Mảng Phi hút chờm dưới mảng Nam Mĩ.
Câu 9: Những vùng bất ổn của trái đất thường nằm ở?
A. Trên các lục địa.
B. Giữa các đại dương.
C. Các vùng gần cực.
D. Vùng tiếp xúc các mảng kiến tạo.
Đáp án
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | B | C | D | D | D | A | B | C | D | |