Địa lí 11 Nâng cao bài 14, tiết 2: Kinh tế
2019-10-23T13:01:06-04:00
2019-10-23T13:01:06-04:00
https://sachgiai.com/Dia-ly/dia-li-11-nang-cao-bai-14-tiet-2-kinh-te-12596.html
/themes/whitebook/images/no_image.gif
Sách Giải
https://sachgiai.com/uploads/sach-giai-com-logo.png
Thứ tư - 23/10/2019 13:01
Hướng dẫn trả lời các câu hỏi sách giáo khoa Địa lí 11 Nâng cao bài 14: Khu vực Đông Nam Á, tiết 2: Kinh tế
CẦU HỎI VÀ BÀI TẬP:
1. Một nền kinh tế phát triển hiện đại cần phải có cơ cấu kinh tế theo ngành như thế nào?
Trả lời:
Một nền kinh tế phát triển hiện đại cần phải có cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ. Tỉ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ tăng nhanh ngày càng chiếm ưu thế, là động lực để phát triển kinh tế. Tỉ trọng nông nghiệp giảm và chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong cơ cấu kinh tế.
2. Sự đóng góp GDP của các ngành kình tể thuộc khu vực II của các nước trong khu vực Đông Nam Á còn thấp nói lên điều gì?
Trả lời:
Sự đóng góp GDP của các ngành kinh tế thuộc khu vực II của các nước trong khu vực Đông Nam Á còn thấp, chỉ trừ hai nước Bru-nây và Ma-lai-xi-a đóng góp cho GDP chiếm 50%, còn đa sổ đều có đóng góp từ khu vực III lớn hơn khu vực II. Điều đó cho thấy trong thời gian qua, đa số các nước Đông Nam Á đều dành đầu tư phát triển cho dịch vụ nhiều hơn cho công nghiệp và xây dựng. Chính sách này có lợi ở việc tạo cơ sở hạ tầng, để thu hút đầu tư. Tuy nhiên, đến một lúc nào đó nếu sản xuất công nghiệp không được cải thiện thì sự phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia sẽ không bền vững, độ ổn định trong phát triển kinh tế sẽ không cao và ở góc độ dịch vụ sẽ là lãng phí.
Sở dĩ ở các nước phát triển, ngành dịch vụ có tỉ trọng đóng góp cho GDP cao hơn ngành công nghiệp và xây dựng là do các nước này đều đã trải qua thời kì công nghiệp hóa, khác với hầu hết các nước thuộc khu vực Đông Nam Á hiện nay, mới đang ở thời kì bắt đầu của công nghiệp hóa.
3. Dựa vào hình 14.5 (trang 155 SGK), nhận xét về xu hướng chuyển dịch cơ cấu GDP năm 1991 và 2004 của một số quốc gia Đông Nam Ả.
Trả lời:
Nhận xét về xu hướng chuyển dịch cơ cấu GDP năm 1991 và 2004 của một số quốc gia Đông Nam Á:
- Đều có sự chuyển dịch từ khu vực sản xuất nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và xây dựng.
- Sự dịch chuyển cơ cấu GDP rõ rệt nhất thể hiện ở khu vực nông nghiệp và khu vực công nghiệp và xây dựng.
- Khu vực dịch vụ cũng có sự dịch chuyển theo hướng tăng tỉ trọng nhưng không rõ rệt.
- Mỗi nước trong khu vực có tốc độ dịch chuyển cơ cấu kinh tế khác nhau.
- Việt Nam là quốc gia khá tiêu biểu về sự dịch chuyển cơ cấu GDP vì thể hiện rõ rệt nhất tốc độ chuyển dịch trong cả ba khu vực kinh tế.
4. Chỉ sổ tiêu dùng điện năng hình quân theo đầu người có ý nghĩa gì đối với việc đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia ?
Trả lời:
Ý nghĩa chi số tiêu dùng điện năng bình quân theo đầu người đối với việc đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia :
- Có sự tương quan giữa lượng điện tiêu thụ bình quân theo đầu người đối với sự phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia. Các nước có trình độ phát triển kinh tế cao thể hiện ở cơ cấu GDP khu vực II và đặc biệt khu vực III cao thì cũng là nước có chi sổ tiêu dùng điện bình quân theo đầu người cao. Cũng có trường hợp ngoại lệ là Lào tuy có trình độ phát triển kinh tế thấp hơn In- đô-nê-xi-a, Việt Nam, Phi-líp-pin nhưng lượng điện bình quân theo đầu người cao là do Lào có sản lượng thủy điện dồi dào nhưng lại có dân số ít.
Bản quyền bài viết thuộc về
Sachgiai.com. Ghi nguồn Sách giải.com khi đăng lại bài viết này.