1. Hoạt động du lịch :
Dựa vào bảng số liệu sau:
Bảng, 14.3. Số khách du lịch quốc tế đến và chi tiêu của khách du lịch ở một số khu vực của châu Á, năm 2003
STT |
Khu vực |
Số khách du lịch đến (nghìn lượt người) |
Chi tiêu của khách du lịch
(triệu USD) |
1 |
Đông Á |
67230 |
70594 |
2 |
Đông Nam Á |
38468 |
18356 |
3 |
Tây Nam Á |
41394 |
18419 |
a) Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện số khách du lịch quốc tế đến và chi tiêu của khách du lịch ở một số khu vực của châu Á, năm 2003.
b) Tính chi tiêu trung hình của mỗi lượt khách ở từng khu vực và nhận xét.
c) So sánh về số khách và chi tiêu của khách du lịch quốc tế ở khu vực Đông Nam Á với hai khu vực còn lại.
Hướng dẫn:
a) Vẽ biểu đồ hình cột:
b) Tính bình quân mỗi lượt khách du lịch phải chi tiêu hết bao nhiêu USD ở từng khu vực:
STT |
Khu vực |
Bình quân mỗi lượt khách du lịch phải chi tiêu (USD) |
1 |
Đông Á |
1050 |
2 |
Đông Nam Á |
477 |
3 |
Tây Nam Á |
444 |
c) So sánh về số khách và chi tiêu của khách du lịch quốc tế ở khu vực Đông Nam Á với hai khu vực còn lại.
- Cả số lượng khách du lịch và chi tiêu của mỗi khách du lịch quốc tế (2003) thì Đông Nam Á chỉ ngang bằng Tây Nam Á và thấp hơn nhiều so với Đông Á.
- Chi tiêu của mỗi lượt khách du lịch quốc tế đến Đông Nam Á thấp hơn so với Đông Á, điều này phản ánh trình độ dịch vụ và các sản phẩm du lịch của khu vực Đông Nam Á thấp hơn so với Đông Á.
2. Tình hình xuất, nhập khẩu của Đông Nam Á :
Dựa vào hình 14.13 (trang 167 SGK), hãy nhận xét về sự chênh lệch cán cân thương mại trong giai đoạn 1990 - 2004 của các quốc gia.
Nhận xét:
- Có sự chênh lệch xuất nhập khẩu rất lớn giữa các nước.
- Tuy có giá trị xuất khẩu nhỏ hơn Sin-ga-po, Thái Lan nhưng Việt Nam có tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu cao nhất trong 4 nhóm nước.
- Việt Nam là nước duy nhất có cán cân thương mại (xuất khẩu - nhập khẩu) âm. Ba nước còn lại đều có cán cân thương mại dương.