1. Lớp Vỏ sinh vậtCâu hỏi: Lớp vỏ sinh vật là gì? Lớp vỏ sinh vật, hay sinh vật quyển là lớp vỏ mới liên tục bao quanh Trái Đất, được hình thành từ các sinh vật trên mặt đất đã xâm nhập vào các lớp nước, không khí và đất đá của vỏ Trái Đất.
2. Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vậtCâu hỏi: Yếu tổ tự nhiên nào có ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật? Khí hậu là yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật. Tùy theo đặc điểm, khí hậu mỗi nơi mà có các loài thực vật khác nhau. Thực vật phong phú hay nghèo nàn của một nơi đều do khí hậu ở nơi đó quyết định.
Câu hỏi: Quan sát hình 67, 68 (SGK trang 82) và cho biết sự phát triển của thực vật ở hai nơi này khác nhau như thế nào? Tại sao như vậy?- Hình 67: Rừng mưa nhiệt đới: khí hậu nóng ẩm, nhiều mưa, thực vật phong phú, rừng rậm nhiều loại cây, mọc thành nhiều tầng.
- Hình 68: Hoang mạc nhiệt đới: khí hậu nóng, không ẩm, thực vật ít phát triển, nghèo nàn.
Câu hỏi: Hãy quan sát hình 69, 70 và cho biết tên các loài động vật trong mỗi miền. Vì sao các loài động vật giữa hai miền lại có sự khác nhau?- Hình 69: Đài nguyên: động vật gồm có: chim, hươu, nai, sư tử,...
- Hình 70: Đồng cỏ nhiệt đới, động vật gồm có: các loài chim, voi, hươu cao cổ, ...
- Do đặc điểm khí hậu của hai miền khác nhau nên các loại động vật khác nhau.
Câu hỏi: Hãy kể tên một số động vật ngủ đông và di cư theo mùa mà em biết. - Một số động vật ngủ đông: gấu trắng Bắc Cực, vượn cáo nhiệt đới, gấu nâu ở dãy Pyrenees (Pháp), con lười và thú túi đuôi quấn Châu Phi và các loại động vật máu lạnh khác.
- Một số động vật di cư: cá voi xám, cá hồi, cá tra, các loài chim (chim hét Swainson, chim cắt...), rùa...
Câu hỏi: Ảnh hưởng của khí hậu đối với động vật như thế nào? Động vật ít chịu ảnh hưởng của khí hậu hơn thực vật, vì động vật có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác, thay đổi chỗ ở hoặc nơi cư trú theo mùa.
Câu hỏi: Hãy nêu một số ví dụ cụ thể về mối quan hệ giữa thực vật và các loại động vật. Động vật và thực vật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bởi có thực vật mới có động vật ăn cỏ, có động vật ăn cỏ mới có động vật ăn thịt. Vì vậy, các loài động vật ăn cỏ và ăn thịt cùng sống với nhau trong một môi trường thực vật nhất định và sự phân bố thực vật có ảnh hưởng đến sự phân bố của các loài động vật.
3. Ảnh hưởng của con người đối vói sự phân bố thực, động vật trên Trái ĐấtCâu hỏi: Tại sao môi trường rừng bị phá hoại thì các động vật quí hiếm, hoang dã trong rừng cũng bị diệt vong? Con người có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố thực vật và động vật trên Trái Đất. Khi môi trường rừng bị xâm phạm hoặc bị phá hoại, các động vật quí hiếm, hoang dã trong rừng mất nơi cư trú, nguồn thức ăn cạn kiệt thì chúng hoặc di chuyển đi nơi khác, hoặc bị diệt vong. Tác động tích cực hoặc tiêu cực của con người có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất.
Câu hỏi: Để bảo vệ nguồn tài nguyên động, thực vật quí hiếm, cần phải có những biện pháp gì? Những biện pháp tích cực để bảo vệ nguồn tài nguyên động, thực vật quí hiếm:
- Khai thác rừng phải có kế hoạch, đi đôi với việc tái tạo và trồng rừng.
- Bảo vệ nguồn nước.
- Cấm săn bắt các động vật hoang dã, quí hiếm...
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆMCâu 1: Lớp vỏ sinh vật là lớp vỏ mới liên tục bao quanh Trái Đất, được hình thành do các sinh vật trên mặt đất đã xâm nhập vào:A. Lớp nước.
B. Lớp không khí.
C. Lớp đá của Trái Đất.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 2: Yếu tố tự nhiên ảnh hưởng rõ rệt nhất đối với sự phân bố thực vật:A. Địa hình.
B. Khí hậu.
C. Nguồn nước.
D. Đất đai.
Câu 3: Thực vật phong phú, nhiều loại ở các vùng có:A. Rừng mưa nhiệt đới.
B. Rừng ôn đới.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 4: Nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố động vật:A. Thức ăn, nguồn nước.
B. Môi trường, tác động của con người.
C. Khí hậu, địa hình.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 5: Động vật ít phụ thuộc vào khí hậu vì có:A. Khả năng thích nghi với môi trường.
B. Khả năng di chuyển thay đổi nơi cư trú.
C. Khả năng nhạy bén trước sự thay đổi thời tiết, khí hậu.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 6: Việc khai thác rùng bừa bãi của con người làm cho động vật:A. Mất nơi cư trú.
B. Phát tán, đi nơi khác.
C. Nhiều loài tuyệt chủng.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 7: Giữa thực vật và động vật có mối quan hệ, tác động qua lại phụ thuộc nhau là do:A. Môi trường sống.
B. Nguồn thức ăn.
C. Nguồn nước.
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 8: Các biện pháp để bảo vệ động, thực vật hoang dã, quí hiếm là:A. Khai thác rừng phải có kế hoạch, đi đôi với việc tái tạo và trồng rừng.
B. Bảo vệ nguồn nước.
C. Cấm săn bắt các động vật hoang dã, quí hiếm...
D. Cả A, B, C đều đúng.