Bài 1 trang 138 sgk địa lí 7: Trình bày sự phân bố sản xuất của một số ngành công nghiệp chủ yếu ở Trung và Nam Mĩ.
Trả lời:
Bra-xin, Ac-hen-ti-na, Chi-lê và Vê-nê-xu-ê-la là những nước công nghiệp mới có nền kinh tế phát triển nhất trong khu vực. Các ngành công nghiệp chủ yếu là cơ khí chế tạo, lọc dầu, hoá chất, dệt, thực phẩm…
Các nước ở khu vực An-đét và eo đất Trung Mĩ phát triển mạnh công nghiệp khai khoáng. Đa số các xí nghiệp khai thác khoáng sản lớn đều do các công ti tư bản nước ngoài nắm giữ.
Ở các nước trong vùng biển Ca-ri-bê, ngành công nghiệp chủ yếu là sơ chế nông sản và chế biến thực phẩm như sản xuất đường, đóng hộp hoa quả…
Bài 2 trang 138 sgk địa lí 7: Tại sao phải đặt vấn đề bảo vệ rừng A-ma-dôn?
Trả lời:
A-ma-dôn đang được coi là lá phổi xanh của thế giới, một vùng dự trữ sinh học quý giá, nếu không đặt vấn đề bảo vệ mà khai thác thiếu khoa học sẽ làm môi trường A-ma-dôn bị huỷ hoại, điều này không những ảnh hưởng tới khí hậu khu vực mà ảnh hưởng tới khí hậu toàn cầu.
CÂU HỎI TỰ HỌC
1. Ngành công nghiệp nào hiện nay là thế mạnh phổ hiến của các nước thuộc quần đảo Ăng-ti và eo đất Trung Mĩ?
A. Thực phẩm. B. Dệt. C. Cơ khí. D. Luyện kim.
2. Nước có ngành công nghiệp khai thác và lọc dầu phát triển mạnh nhất trong vùng Trung và Nam Mĩ là:
A. Bra-xin. B. Mê-hi-cô. C. Vê-nê-xu-ê-la. D. Chi-lê.
3. Tình trạng phát triển thiếu ổn định trong nông nghiệp và công nghiệp của các nước Trung và Nam Mĩ xuất phát từ nguyên nhân chính:
A. Tốc độ đô thị hoá quá nhanh.
B. Nguồn tài nguyên đa dạng bị suy giảm.
C. Sự phụ thuộc nặng nề vốn và kĩ thuật vào công ti nước ngoài.
D. Thiếu sự liên kết giữa các nước trong khu vực.
4. Khối thị trường chung (Mec-cô-xua) được thành lập năm
A. 1990. B. 1991 C. 1992. D. 1993.