A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
I. Chọn và khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất (2 điểm)
Câu 1: Điểm cực Nam trên phần đất liên Việt Nam nằm trong khoảng kinh độ, vĩ độ nào?
A. 23°23'B - 105°20'Đ.
B. 22°22'B - 102°10/Đ.
C. 8°34'B - 104°40'Đ.
D. 12°40'B - 109°24'Đ.
Câu 2: Điểm nào dưới đây không phù hợp với vị trí địa lí tự nhiên ở nước ta?
A. Khu vực nội chí tuyến.
B. Ở Đông Nam Á lục địa Á - Âu.
C. Ở trung tâm khu vực Đông Nam Á.
D. Ở sát Xích đạo.
Câu 3: Địa hình nước ta đa dạng nhiều kiểu loại, trong đó quan trọng nhất là địa hình đồi núi vì:
A. Đồi núi chiếm 3/4 lãnh thổ đất liền và là dạng phổ biến nhất.
B. Đồi núi phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau thấp dần ra biển.
C. Đồi núi ảnh hưởng đến cảnh quan chung.
D. Đồi núi ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 4: Những biểu hiện nào dưới đây của địa hình nước ta không phải là thuộc tính của nhiệt đới gió mùa âm?
A. Đất đá trên bề mặt bị phong hoá mạnh mẽ.
B. Các khối núi bị cắt xẻ, xâm thực, xói mòn.
C. Nhiều dạng địa hình Cacxto độc đáo.
D. Có đường bờ biển dài.
Câu 5: Địa hình châu thổ sông Hồng khác với địa hình châu thổ sông Cửu Long ở chỗ
A. Có nhiều nhánh núi chia cắt liên tục của đồng bằng.
B. Có hệ thống đê điều bao quanh các ô trũng.
C. Không được bồi đắp thường xuyên.
D. Có núi sót trên bề mặt đồng bằng.
Câu 6: Diện tích của đồng bằng sông Hồng là:
A. 150.000km2.
B. 15.000km2.
C. 40.000km2.
D. 1.500km2.
Câu 7: Nước ta có 2 mùa rõ rệt phù hợp với hai mùa gió.
A. Mùa đông: Lạnh khô có gió mùa Đông Bắc, mùa hạ nóng ẩm có gió mùa Tây Nam.
B. Mùa xuân ấm áp có gió mùa Tây Nam.
C. Mùa thu dịu mát, có gió Đông Nam.
D. Tất cả đều sai.
Câu 8: Sự thất thường, biến động mạnh của khí hậu nước ta thể hiện ở:
A. Lượng mưa mỗi năm một khác.
B. Năm bão nhiều, năm bão ít.
C. Năm mưa nhiều, năm khô hạn.
D. Tất cả đều đúng.
II. Đọc và trả lời các số liệu ở cột bên phải tương ứng với các tiêu chí ở cột bên trái sao cho phù hợp (1 điểm).
1. Diện tích phần biển (km2) |
a. 3.260 |
2. Chiều dài đường bờ biển (km) |
b. 1.000.000 |
3. Nơi hẹp nhất theo chiều từ Tây sang Đông (km) |
c. 4.550 |
4. Chiều dài đường biên giới quốc gia trân đất liền khoảng (km) |
d. 50 |
B. TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: Điền tiếp nội dung vào chỗ trống sau (2,0 điểm)
a. Từ Bắc vào Nam, phần đất liền nước ta kéo dài ……….. vĩ độ, Việt Nam nằm trong đới khí hậu …………..
b. Từ Tây sang Đông, phần đất liền nước ta mở rộng ………….. kinh độ, Việt Nam nằm trọn vẹn trong mũi giờ thứ theo ……….. giờ GMT.
Câu 2: Nêu đặc điểm cơ bản của địa hình Việt Nam. (1,5 điểm)
Câu 3: Nước ta có mấy miền khí hậu? Nêu đặc điểm khí hậu của từng miền. (3,5 điểm)
HƯỚNG DẪN GIẢI
A. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm).
I. Chọn và khoanh tròn vào câu trả lời đúng (2đ).
Câu 1: C
Câu 2: D
Câu 3: D
Câu 4: D
Câu 5: B
Câu 6: B
Câu 7: A
Câu 8: D
II. (1,0 điểm)
Nối 1-b; 2-a; 3-d; 4-c
B. TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
a. 15, nhiệt đới
b. 7, 7
Câu 2: Đặc điểm cơ bản của địa hình Việt Nam
- Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam.
- Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau.
- Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người.
Câu 3: (3,5 điểm)
- Có 4 miền khí hậu.
- Đặc điếm của từng miền:
+ Miền khí hậu phía Bắc, từ Hoành Sơn (vĩ tuyến 18°B) trở ra, có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa và nửa cuối mùa đông rất ẩm ướt, mùa hè nóng và mưa nhiều.
+ Miền khí hậu Đông Trường Sơn bao gồm phần lãnh thổ Trung Bộ phía đông dãy Trường Sơn từ Hoành Sơn tới Mũi Dinh (vĩ tuyến 11°B) có mùa mưa lệch hẳn về thu - đông.
+ Miền khí hậu phía Nam bao gồm Nam Bộ và Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao, với 1 mùa mưa và 1 mùa khô tương phản sâu sắc.
+ Miền khí hậu Biển Đông Việt Nam mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.