Giải bài tập: Cấu hình electron của nguyên tử – Sách giáo khoa trang 27, 28 Hóa lớp 10
Bài 1. (Trang 27 SGK hóa học 10 chương 1)
Nguyên tố có z = 11 thuộc loại nguyên tố:
A. s B. p C. d D. f
Chọn đáp án đúng.
Hướng dẫn giải bài 1: A đúng.
Nguyên tố Z = 11, ta có cấu hình electron của nguyên tố đó như sau: 1s22s22p63s1. Vậy nguyên tố đã cho là s. Đáp án đúng là A.
Bài 2. (Trang 27 SGK hóa học 10 chương 1)
Cấu hình electron nguyên tử nào sau đây của lưu huỳnh (Z = 16):
A. 1s22s22p53s23p5 B. 1s22s12p63s23p6
C. 1s22s22p63s23p4 D. 1s22s22p63s23p3
Chọn đáp án đúng.
Hướng dẫn giải bài 2:
Nguyên tử lưu huỳnh có Z = 16 có cấu hình là: 1s22s22p63s23p4 ⇒ Đáp án đúng là C.
Bài 3. (Trang 28 SGK hóa học 10 chương 1)
Cấu hình electron của nguyên tử nhôm (Z = 13) là 1s22s22p63s23p1. Vậy:
A. Lớp thứ nhất (Lớp K) có 2 electron;
B. Lớp thứ hai (Lớp L) có 8 electron;
C. Lớp thứ ba (Lớp M) có 3 electron;
D. Lớp ngoài cùng có 1 electron.
Tìm câu sai.
Hướng dẫn giải bài 3: Câu D là sai.
Bài 4. (Trang 28 SGK hóa học 10 chương 1)
Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 13.
a) Xác định nguyên tử khối.
b) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó.
(Cho biết: các nguyên tố có số hiệu nguyên tử từ 2 đến 82 trong bảng tuần hoàn thì 1 ≤ N/Z ≤ 1,5)
Hướng dẫn giải bài 4:
a) Tổng số hạt proton, nowtron, electron trong 1 nguyên tử của nguyên tố đã cho là 13. Mà số proton bằng số electron nên ta có phương trình sau: 2Z + N = 13
Mặt khác từ nguyên tố số 2 đến 82 trong bảng tuần ta có:
- Z ≤ N; mà N =13 – 2Z ⇒ Z ≤ 13 – 2Z ⇒ Z ≤ 4,333 (1)
- N ≤ 1,5Z ⇒ 13 - 2Z ≤ 1,5Z ⇒ 3,5Z ≥ 13 ⇒ Z ≥ 3,7 (2)
Từ (1) và (2) và vì Z nguyên dương 3,7 ≤ Z ≤ 4,333. Vậy Z = 4
Suy ra số nơtron: N = 13 – 2Z = 13 - 2.4 = 5
Vậy nguyên tử khối cần tìm theo yêu cầu bài toán là 4 + 5 = 9.
b) Viết cấu hình electron: Z = 4 có cấu hính là 1s22s2. Đây là nguyên tố s
Bài 5. (Trang 28 SGK hóa học 10 chương 1)
Có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử lần lượt bằng 3, 6, 9, 18?
Hướng dẫn giải bài 5:
Số electron lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử bằng 3, 6, 9, 18 lần lượt là 1, 4, 7, 8. Do các nguyên tử có cấu hình electron như sau:
z = 3: 1s22s1 z = 6: 1s22s22p2
z = 9: 1s22s22p5 z = 18: 1s22s22p63s23p6
Bài 6. (Trang 28 SGK hóa học 10 chương 1)
Viết cấu hình electron của nguyên tử các cặp nguyên tố mà hạt nhân nguyên tử có số proton là:
a) 1, 3 b) 8, 16 c) 7, 9.
Những nguyên tố nào là kim loại? Là phi kim? Vì sao?
Hướng dẫn giải bài 6:
Hạt nhân nguyên tử cho biết số proton (nghĩa là cho biết số đơn vị điện tích hạt nhân) nên theo yêu cầu của đề bài ta có thế viết cấu hình electron của nguyên tử các cặp nguyên tố như sau:
a) z = 1: 1s1 z = 3: 1s22s1
b) z = 8: 1s22s22p4 z = 16: 1s22s22p63s23p4
c) z = 7: 1s22s22p3 z = 9: 1s22s22p5
Nguyên tố kim loại có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng, nên nguyên tố có z = 3 là kim loại, còn nguyên tố z = 1 là H giống kim loại nhưng không phải là kim loại.
Nguyên tố phi kim có 5, 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng nên các nguyên tố có z = 8, z = 16, z = 7, z = 9 là phi kim.