Bài 1. (SGK Hóa 8 trang 91)
Chọn các cụm từ thích hợp trong khung, điền vào chỗ trống trong các câu sau đây:
[nguyên tố; oxi; hợp chất; oxit; hai]
Oxit là ….. của …….. nguyên tố, trong đó có một …… là …….. Tên của oxit là tên ….. cộng với từ ……..
Giải:
Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi. Tên của oxit nguyên tố là tên nguyên tố cộng với từ oxit.
Bài 2. (SGK Hóa 8 trang 91)
a) Lập công thức hóa học của một loại oxit của photpho, biết rằng hóa trị của photpho là V.
b) Lập công thức hóa học của crom (III) oxit.
Giải:
Công thức hóa học:
a. Oxit photpho: P2O5
b. Crom (III) oxit: Cr2O3
Bài 3. (SGK Hóa 8 trang 91)
a) Hãy viết công thức hóa học của hai oxit axit và hai oxit bazơ.
b) Nhận xét về thành phần cấu tạo của các oxit đó.
c) Chỉ ra cách gọi tên của mỗi oxit đó.
Giải:
a) Oxit axit: SO2; CO2;
Oxit bazơ: CuO; Fe2O3
b) Oxit lưu huỳnh SO2 có hai nguyên tử oxi liên kết với một nguyên tử lưu huỳnh.
- Oxit cacbon CO2 có 2 nguyên tử oxi liên kết với 1 nguyên tử cacbon.
- Oxit đồng CuO gồm một nguyên tử đồng liên kết với một nguyên tử oxi.
- Oxit sắt gồm hai nguyên tử sắt liên kết với ba nguyên tử oxi.
c) Tên của oxit là tên nguyên tố cộng với oxit
Nếu kim loại có nhiều hóa trị: Tên của oxit bazơ: tên kim loại (kèm theo hóa trị) + oxit.
Nếu phi kim có nhiều hóa trị:
Tên oxit axit: tên phi kim + oxit
(Có tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) (có tiền tố số nguyên tử oxi)
SO2: lưu huỳnh đi oxit (khí sunfurơ)
CO2: Cacbon đioxit (khí cacbonic)
CuO: Đồng (II) oxit
Fe2O3: Sắt (III) oxit.
Bài 4. (SGK Hóa 8 trang 91)
Cho các oxit có công thức hóa học sau:
a) SO3; b) N2O5; c) CO2;
d) Fe2O3 e) CuO; g) CaO.
Những chất nào thuộc oxit bazơ? những chất nào thuộc loại oxit axit?
Giải:
Oxit bazơ: Fe2O3, CuO, CaO;
Oxit axit: SO2, N2O5, CO2;
Bài 5. (SGK Hóa 8 trang 91)
Một số chất có công thức hóa học sau:
Na2O, NaO, CaCO3, Ca(OH)2, HCl, CaO, Ca2O, FeO.
Hãy chỉ ra những công thức hóa học viết sai.
Giải:
Công thức viết sai: NaO, Ca2O.