Phần I - Hóa vô cơ
Bài 1 (trang 167 SGK Hóa 9): Hãy nhận biết từng cặp chất sau đậy bằng phương pháp hóa học.
a) Dung dịch H2SO4 và dung dịch CuSO4.
b) Dung dịch HCl và dung dịch FeCl2.
c) Bột đá vôi CaCO3. Viết các phương trình phản ứng hóa học (nếu có).
Giải:
Có thể nhận biết như sau:
a) Cho đinh sắt vào hai ống nghiệm đựng hai dung dịch H2SO4 và dung dịch CuSO4riêng biệt, nếu ống nghiệm nào sinh bọt khí đó là dung dịch H2SO4, còn ống nghiệm nào có chất rắn màu đỏ bám lên đinh sắt là dung dịch CuSO4.
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
b) Cách 1: Cho viên kẽm vào hai ống nghiệm đựng hai chất trên, nếu ống nghiệm nào có bọt khí sinh ra là dung dịch HCl, còn ống nghiệm không có bọt khí sinh ra là dung dịch FeCl2.
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Zn + FeCl2 → ZnCl2 + Fe
Cách 2: Cho dung dịch NaOH vào hai ống nghiệm chứa hai chất trên, nếu ống nghiệm nào có kết tủa màu trắng xanh là FeCl2 còn ống nghiệm kia không có hiện tượng gì xảy ra là HCl.
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl
HCl + NaOH → NaCl + H2O.
c) Lấy một ít Na2CO3 và CaCO3 (có cùng khối lượng) cho vào hai ống nghiệm đựng dung dịch H2SO4 loãng dư. Chất trong ống nghiệm nào có khí bay ra, tan hết đó là Na2CO3, chất trong ống nghiệm nào có khí bay ra, tan hết đó là CaCO3, vì CaSO4 (ít tan) sinh ra phủ lên CaCO3 làm cho CaCO3 không tan hết. (Vì vậy trong phòng thí nghiệm muốn điều chế khí CO2, người ta cho CaCO3 tác dụng với dung dịch HCl.
Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 + H2O
CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2 + H2O
Bài 2 (trang 167 SGK Hóa 9): Có các chất sau: FeCl3, Fe2O3, Fe, Fe(OH)3, FeCl2. Hãy lập thành một dãy chuyển hóa và viết các phương trình hóa học. Ghi rõ điều kiện phản ứng.
Lời giải:
- 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
- FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl
- Fe + 2HCl → FeCl2 + H2O
Bài 3 (trang 167 SGK Hóa 9): Có muối ăn và các chất cần thiết. Hãy nêu hai phương pháp điều chế khí clo. Viết các phương trình hóa học.
Giải:
Bài 4 (trang 167 SGK Hóa 9): Có các bình đựng khí riêng biệt: CO2, Cl2, CO, H2.
Hãy nhận biết mỗi khí trên bằng phương pháp hóa học. Viết các phương trình hóa học nếu có.
Giải:
Có thể nhận biết các khí như sau:
- Dùng quỳ tím ẩm nhận ra được: Khí clo làm mất màu quỳ tím ẩm, còn khí CO2 làm đỏ màu quỳ tím ẩm (do tạo thành axit H2CO3).
- Hai khí còn lại đem đốt chát, làm lạnh sản phẩm, nếu thấy có nước ngưng tụ thì khí đó là H2, khí còn lại là CO. Hoặc cho sản phẩm qua nước vôi trong dư, khí nào làm đục nước vôi trong suy ra chất ban đầu là khí CO. Khí không có phản ứng là hơi nước, suy ra khí ban đầu là H2.
Bài 5 (trang 167 SGK Hóa 9): Cho 4,8g hỗn hợp A gồm Fe, Fe2O3 tác dụng với dung dịch CuSO4 dư. Sau khi phản ứng kết thức, lọc lấy phần chất rắn không tan, rửa sạch bằng nước. Sau đó cho phần chất rắn tác dụng với dung dịch HCl 1M thì còn lại 3,2g chất rắn màu đỏ.
a) Viết các phương trình hóa học
b) Tính thành phần phần trăm các chất trong hỗn hợp A ban đầu.
Giải:
Khi cho phần chất rắn tác dụng với dung dịch HCl thì còn lại 3,2g chất rắn màu đỏ, đó chính là đồng kim loại.
nCu = 3,2 / 64 = 0,05 mol.
a) Phương trình hóa học.
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu (1)
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O (2)
nCu = nFe = 0,05 mol.
b) Thành phần phần trăm các chất
mFe = 0,05 x 56 = 2,8g.
%Fe = 2,8 x 100% / 4,8 = 58,33%.
%Fe2O3 = (4,8 -2,8)/ 4,8 x 100% = 41,67%.