1. Cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại của nhà Hồ
Câu hỏi: Quân Minh lấy cớ gì để sang xâm lược nước ta?
Tháng 11/1406, quân Minh lấy cớ nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần, quân Minh đã huy động một lực lượng lớn tấn công nước ta.
Câu hỏi: Có phải quân Minh kéo vào xâm lược nước ta là do nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần không? Vì sao?
Không phải do nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần mà quân Minh kéo vào xâm lược nước ta. Việc giúp nhà Trần khôi phục lại ngai vàng chí là mượn cớ để quân Minh thực hiện âm mưu xâm lược.
Câu hỏi: Tại sao cuộc kháng chiến của nhà Hồ nhanh chóng thất hại?
Cuộc kháng chiến của nhà Hồ nhanh chóng thất bại bởi:
- Đường lối chống giặc sai lầm của nhà Hồ, đã không dựa vào nhân dân để chống giặc mà chỉ chiến đấu đơn độc; không kế thừa được bài học kinh nghiệm quý giá mà trước đó nhà Trần đã thành công trong ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên. Trong khi quân Minh đang mạnh, nhà Hồ chỉ còn biết dựa vào các thành luỹ để chống giặc.
- Ngoài ra, những hạn chế trong các chính sách cải cách của Hồ Quý Ly làm cho đông đảo quần chúng nhân dân thiếu tin tưởng nên họ không ủng hộ nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.
Câu hỏi: Đường lối của nhà Trần trong kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên và của nhà Hồ trong kháng chiến chống quân Minh có gì khác nhau?
- Nhà Trần:
+ Biết dựa vào sức mạnh toàn dân, đoàn kết toàn dân (Hội nghị Diên Hồng), vua tôi nhà Trần trên dưới một lòng kiên quyết kháng chiến chống quân xâm lược (Hội nghị Bình Than). Quân sĩ đều khắc vào cánh tay hai chữ Sát Thát.
+ Thực hiện kế sách “vườn không, nhà trống” vừa đánh, vừa rút lui để bảo toàn lực lượng, khi có thời cơ thì tổng phản công giành thắng lợi quyết định.
- Nhà Hồ:
+ Nhà Hồ đã không biết dựa vào nhân dân, đoàn kết tập hợp nhân dân để chống giặc mà chỉ chiến đấu đơn độc, không kế thừa dược bài học kinh nghiệm quý giá mà trước đó nhà Trần đã thành công trong ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên.
2. Chính sách cai trị của nhà Minh
Câu hỏi: Sau khi chiếm được nước ta, nhà Minh đã thực hiện chính sách gì để cai trị?
- Chúng xóa quốc hiệu Đại Việt của nước ta -> gọi nước ta là Giao Chỉ như thời Bắc thuộc, sáp nhập nước ta vào Trung Quốc, thi hành chính sách đồng hoá.
- Chúng thực hiện chính sách áp bức, bóc lột hết sức tàn bạo: đặt ra hàng trăm thứ thuế, bắt phụ nữ, trẻ em đưa về Trung Quốc bán làm nô tì, cưỡng bức dân ta phải bỏ những phong tục tập quán của mình.
- Chúng ra sức tàn phá những di sản văn hoá của ta, tiêu huỷ phần lớn sách quý của ta hoặc đưa về Trung Quốc.
Câu hỏi: Em hãy nhận xét chính sách cai trị của nhà Minh.
Nhà Minh đã thi hành chính sách thống trị vô cùng tàn bạo, thâm độc. Chúng buộc nhân dân ta phải bỏ những phong tục tập quán lâu đời của ngưởi Việt, thi hành chính sách bóc lột, đánh thuế tàn bạo, thực hiện chính sách đồng hoá. Tội ác và chính sách thâm độc đó được Nguyễn Trãi viết trong Bình Ngô đại cáo như sau:
“Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rữa hết mùi”.
3. Những cuộc khởi nghĩa của quý tộc nhà Trần
Câu hỏi: Nêu nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của các quý tộc nhà Trần.
Với những âm mưu thâm độc và tội ác của chế độ thống trị nhà Minh, trong vòng 20 năm đô hộ nước ta, nhà Minh đã làm cho sự khủng hoảng của xã hội thêm sâu sắc, đất nước bị tàn phá, lạc hậu, nhân dân lâm vào cảnh lầm than, điêu đứng. Chế độ thống trị của nhà Minh không thể tiêu diệt được tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta. Với lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc, nhân dân ta đã cầm vũ khí đứng lên đấu tranh theo sự chỉ huy của các quý tộc nhà Trần.
Câu hỏi: Hãy nêu tên và địa danh của các cuộc khởi nghĩa của quý tộc nhà Trần
Tên cuộc khởi nghĩa | Địa danh |
Khởi nghĩa Phạm Ngọc Khởi nghĩa Lê Ngã Khởi nghĩa Phạm Chấn Khởi nghĩa Trần Nguyệt Hồ Khởi nghĩa Phạm Tất Đại Khởi nghĩa Trần Nguyên Thôi Khởi nghĩa Trần Nguyên Khang | - Đồ Sơn (Hải Phòng) - Quảng Ninh - Đông Triều - Đông Triều - Bắc Giang - Phú Thọ - Thái Nguyên |
Câu hỏi: Em hãy nêu đặc điểm của các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh.
Phong trào khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ XV đã nổ ra sớm (ngay từ khi quân Minh đặt ách đô hộ ở Đại Việt), các cuộc khởi nghĩa diễn ra khá liên tục, mạnh mẽ nhưng thiếu sự phối hợp, vì thế đều thất bại.
Câu hỏi: Nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Minh.
Nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Minh: thiếu liên kết, chưa tạo nên một phong trào chung, thiếu một đường lối đánh giặc đúng đắn, nội bộ những người lãnh đạo có mâu thuẫn, làm cho sức chiến đấu của cuộc khởi nghĩa suy yếu, dẫn đến các cuộc khởi nghĩa lần lượt bị đàn áp.