PHẦN I: TRẮC NGHIỆM ( 6 điểm)
Khoanh tròn vào đáp án đứng nhất cho các câu sau ( từ câu 1 đến câu 12). Mỗi câu đúng được 0,25 điểm
Câu 1: Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn?
A. Lòng yêu nước của nhân dân ta được phát huy cao độ
B. Bộ chỉ huy khởi nghĩa là những người tài giỏi, mưu lược cao, tiêu biểu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi
C. Nghĩa quân Lam Sơn có tinh thần kĩ thuật cao và chiến đấu dũng cảm
D. Sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân cho cuộc khởi nghĩa
Câu 2: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
A. Kết thúc chiến tranh và buộc nhà Minh bồi thường chiến tranh cho nước ta.
B. Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh, mở ra thời kì phát triển của đất nước.
C. Mở ra thời kì phát triển mới của đất nước với việc nhà Minh thần phục nước ta.
D. Đưa nước ta trở thành một cường quốc trong khu vực.
Câu 3: Ai là người đưa ra ý tưởng chuyển địa bàn hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn từ Thanh Hóa vào Nghệ An?
A. Lê Lợi
B. Nguyễn Chích
C. Nguyễn Trãi
D. Trần Nguyên Hãn
Câu 4: Ai là người đã cải trang làm Lê Lợi, phá vòng vây của quân Minh cứu chúa?
A. Lê Lai
B. Lê Ngân
C. Trần Nguyên Hãn
D. Lê Sát
Câu 5: Chiến thắng nào đã đè bẹp ý chí xâm lược của quân Minh, buộc Vương Thông phải giảng hòa, kết thúc chiến tranh
A. Tân Bình, Thuận Hóa
B. Tốt Động, Chúc Động
C. Chi Lăng, Xương Giang
D. Ngọc Hồi, Đống Đa
Câu 6: Nghĩa quân Lam Sơn phải rút lên núi Chí linh bao nhiêu lần?
A.1
B.2
C. 3
D. 4
Câu 7: Đại Việt sử kí toàn thư là tác phẩm của ai?
A. Ngô Sĩ Liên
B. Lê Văn Hưu
C. Ngô Thì Nhậm
D. Nguyễn Trãi
Câu 8: Ai là người được vinh danh là danh nhân văn hóa thế giới?
A. Nguyễn Trãi
B. Lê Thánh Tông
C. Ngô Sĩ Liên.
D. Lương Thế Vinh
Câu 9: Nội dung nào không thuộc chính sách giáo dục thời Lê sơ (1428 - 1527)
A. dựng lại Quốc Tử Giám ở Thăng Long
B. mở trường học ở các lộ
C. tất cả nhân dân đều được đi học. đi thi
D.. mở các khoa thi để tuyển chọn người tài
Câu 10: Bát Tràng là làng nghề chuyên sản xuất mặt hàng gì?
A. gốm
B. dệt vải
C. giấy
D. tranh
Câu 11: Thành phố lớn nhất ở Đàng Trong vào thế kỉ XVII có tên là?
A. Hội An
B. Gia Định
C. Kẻ Chợ
D. Phố Hiến
Câu 12: Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém diễn ra dồn dập. Đó là đặc điểm dưới thời nào ở thế kỉ XIV?
A. Thời nhà Mạc
B. Thời vua Lê – “Chúa Trịnh”
C. Thời “chúa Nguyễn”
D. Không phải các triều đại trên
Câu 13: So với kinh tế Đàng Trong thì kinh tế Đàng Ngoài
A. phát triển hơn.
B. ngưng trệ hơn.
C. ngang bằng.
D. lúc phát triển hơn, lúc kém hơn.
Câu 14: Chữ Quốc ngữ ở Việt Nam ra đời xuất phát từ nhu cầu?
A. truyền đạo
B. viết văn tự
C. sáng tác văn học
D. sáng tạo nghệ thuật
Câu 15: Kẻ chợ còn có tên gọi là gì?
A. Thăng Long
B. Phố Hiến
C. Hội An
D. Thuận Hóa
Câu 16: Người có công lớn nhất đối với sự ra đời của chữ Quốc ngữ là ai?
A. Alexandre de Rhôdes.
B. Alexandre de Magienlang
C. Chúa Trịnh.
D. Vua Lê.
Câu 17: Thời Lê sơ các công xưởng do nhà nước quản lý gọi là gì?
A. Phường hội
B. Quan xưởng
C. Làng nghề
D. Cục bách tác
Câu 18: Trạng Trình là tên dân gian của ai?
A. Lương Thế Vinh
B. Nguyễn Bỉnh Khiêm
C. Vũ Hữu
D. Lương Đắc Bằng
Câu 19: Nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ của phong trào nông dân Tây Sơn?
A. mâu thuẫn giữa nông dân với chính quyền Đàng Trong
B. nguy cơ xâm lược của nhà Xiêm
C. nguy cơ xâm lược của nhà Mãn Thanh
D. yêu cầu thống nhất đất nước
Câu 20: Khi lực lượng đã mạnh, nghĩa quân đánh xuống Tây sơn hạ đạo, rồi lập căn cứ ở đâu?
A. Kiên Mĩ (Tây Sơn – Bình Định) B. Truông Mây (Bình Định).
B. An Khê (Gia Lai) D. Các vùng nêu trên
Câu 21: Trận đánh quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (1785)
A. trận Bạch Đằng
B. trận Rạch Gầm - Xoài Mút
C. trận Chi Lăng - Xương Giang
D. trận Ngọc Hồi - Đống Đa
Câu 22: Năm 1777, diễn ra sự kiện gì lớn?
A. Nghĩa quân Tây Sơn hạ thành Quy Nhơn
B. Nghĩa quân Tây Sơn chiếm vùng đất rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Thuận
C. Nghĩa quân Tây Sơn bắt chúa Nguyễn. Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ
D. Nghĩa quân Tây Sơn đánh bại quân Trịnh ở phía Bắc
Câu 23: Tàu thủy chạy bằng hơi nước của Việt Nam được đóng xong vào năm nào?
A. Năm 1839
B. Năm 1840
C. Năm 1841
D. Năm 1842
Câu 24: “Gia Định tam gia” chỉ ba tác giả lớn ở Gia Định, họ là ai?
A. Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, Trịnh Hoài Đức
B. Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Lê Hữu Trác
C. Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Nhân Tịnh
D. Lê Quý Đôn, Lê Quang Định, Lê Hữu Trác.
PHẦN II. TỰ LUẬN ( 4 điểm)
Câu 1(2 điểm): Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền như thế nào?
Câu 2: (2 điểm): Hãy kể tên ít nhất 8 vị anh hùng đã có công và giương cao ngọn cờ đấu tranh trong thời gian từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVIII
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM: (6 ĐIỂM)
Khoanh đúng mỗi đáp án được 0,25 điểm.
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
Đáp án |
B |
B |
C |
A |
C |
C |
A |
A |
C |
A |
A |
B |
A |
A |
B |
C |
D |
Câu |
18 |
19 |
20 |
21 |
22 |
23 |
24 |
Đáp án |
B |
B |
A |
B |
C |
A |
C |
II. TỰ LUẬN: (4 ĐIỂM)
Câu 1: (2 điểm) : Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền
- 1802 Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn đến năm 1806 Nguyễn Ánh lên ngôi<Gia Long> lập ra nhà Nguyễn => Xây dựng nhà nước quân chủ trung ương tập quyền ( 0,5 điểm)
* Về hành chính: - Chia cả nước thành 30 tỉnh và một phủ trực thuộc( Phủ thừa Thiên- Huế) ( 0,25 điểm)
*Luật pháp : ( 0,25 điểm)
- Năm 1815 nhà Nguyễn ban hành luật Gia Long.
*Quân đội : ( 0,5 điểm)
+ Quân đội bao gồm nhiều binh chủng .
+ Xây dựng thành trì vững chắc, lập hệ thống trạm ngựa từ Nam quan đến Cà Mau.
* Đối ngoại : ( 0,5 điểm)
+Thần phục nhà Thanh
+ Đóng cửa không quan hệ với tư bản P. Tây.
Câu 2: 8 vị anh hùng đã có công và giương cao ngọn cờ đấu tranh trong thời gian từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVIII ( Kể đúng 1 nhân vật được 0,25 điểm)
Khởi nghĩa Lam Sơn có các anh hùng:
Lê Lợi, Lê Lai, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích...
Khởi nghĩa Tây Sơn có các anh hùng: 3 anh em họ Nguyễn: Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Ngô Thì Nhậm....