ĐỀ BÀI
Câu 1. Nước Âu Lạc có công trình quân sự nổi tiếng đó là
A. thành Phong Châu
B. thành Cổ Loa
C. thành Thăng Long
D. thành Huế
Câu 2. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra vào
A. năm 40
B. năm 41
C. năm 42
D. năm 43
Câu 3. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở
A. Ba Vì
B. Chu Diên
C. Đan Phượng
D. Hát Môn (Hà Nội)
Câu 4. “Nghĩa quân nhanh chóng đánh bại kẻ thù, làm chủ Mê Linh... Tô Định hoảng hốt phải bỏ thành, cắt tóc, cạo râu, lẻn trốn về Nam Hải (Quảng Đông – Trung Quốc).”
Đó là sự kiện được nói đến ở
A. Khởi nghĩa Bà Triệu
B. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
C. Cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm lược
D. Âu Lạc đánh quân của Triệu Đà.
Câu 5. Những nữ tướng tài giỏi trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là
A. Ông Cai, nàng Quốc
B. Thi Sách, ông Cai, Vĩnh Huy
C. Vĩnh Huy, Lê Chân, ông Cai, Thánh Thiên.
D. Vĩnh Huy, Lê Chân, Thánh Thiên, Lê Thị Hoa, nàng Quốc.
Câu 6. Cuộc khởi nghĩa nổ ra năm 248 ở Thanh Hóa do ai lãnh đạo?
A. Cao Lỗ
B. Trưng Trắc
C. Bà Triệu
D. Triệu Quốc Đạt
Câu 7: Từ cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, em rút ra bài học gì?
A. Từ xa xưa, người phụ nữ đã có một vai trò đặc biệt quan trọng.
B. Không đồng tình với lối sống “trọng nam khinh nữ”.
C. Luôn trân trọng người phụ nữ.
D. Tất cả A,B,C.
Câu 8: Sau khi đánh đuổi được quân đô hộ, Trưng Trắc được suy tôn làm vua, đóng đô ở
A. Mê Linh
B. Hát Môn
C. Chu Diên
D. Cổ Loa
Câu 9: Cuộc khởi nghĩa Lý Bí nổ ra vào thời gian nào?
A. Năm 541
B. Năm 542
C. Năm 543
D. Năm 544
Câu 10: Nước Vạn Xuân được thành lập vào thời gian nào?
A. Năm 541
B. Mùa xuân năm 542
C. Năm 543
D. Mùa xuân năm 544
Câu 11: Sau khi khởi nghĩa thắng lợi, Lý Bí lên ngôi hoàng đế, đặt kinh đô ở
A. Thái Bình
B. Luy Lâu
C. vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội)
D. hạ lưu sông Đáy.
Câu 12: Tổ chức triều đình của nước Vạn Xuân?
A. có hai ban văn, võ.
B. Triệu Túc giúp vua cai quản mọi việc.
C. Tinh Thiều đứng đầu ban văn, Phạm Tu đứng đầu ban võ.
D. Tất cả A,B,C.
Câu 13: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII – IX :
A. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan, khởi nghĩa Phùng Hưng
B. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan, khởi nghĩa Bà Triệu
C. Khởi nghĩa Phùng Hưng, khởi nghĩa Hai Bà Trưng
D. Khởi Nghĩa Lý Bí, khởi nghĩa Phùng Hưng
Câu 14: Khởi nghĩa Phùng Hưng nổ ra ở đâu?
A. Lãng Bạc
B. Quỷ Môn Quan
C. Đường Lâm (Sơn Tây – Hà Nội)
D. Thái Bình (nay thuộc mạn bắc Sơn Tây)
Câu 15: Trong các cuộc khởi nghĩa lớn ở nước ta từ thế kỷ I đến thế kỉ IX, những cuộc khởi nghĩa nào nổ ra ở các địa bàn thuộc Hà Nội ngày nay?
A. Hai Bà Trưng, Bà Triệu
B. Hai Bà Trưng, Lý Bí, Phùng Hưng
C. Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan
D. Hai Bà Trưng, Mai Thúc Loan.
Câu 16: Từ thế kỉ IV, người Chăm đã có chữ viết riêng. Nguồn gốc chữ viết đó là
A. từ chữ La Mã cổ.
B. từ chữ Hy Lạp cổ đại.
C. từ chữ Hán.
D. từ chữ Phạn của người Ấn Độ
Câu 17: “...người Đường Lâm (Sơn Tây- Hà Nội), cha là Ngô Mân, làm châu mục Đường Lâm.”
Thông tin trên nói về nhân vật lịch sử nào?
A. Dương Đình Nghệ
B. Ngô Quốc Trị
C. Ngô Quyền
D. Ngô Quốc Đạt
Câu 18: Chiến thắng Bạch Đằng nổ ra năm nào?
A. năm 938
B. năm 938 trước công nguyên
C. năm 545
D. năm 389
Câu 19: Người lãnh đạo nhân dân ta đánh thắng quân Nam Hán năm 938 ?
A. Ngô Quyền
B. Hai Bà Trưng
C. Ngô Quốc Đạt
D. Phùng Hưng
Câu 20: Đánh giá về sự kiện chiến thắng quân Nam Hán năm 938?
A. Thể hiện tinh thần yêu nước, đoàn kết chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
B. Thể hiện sự mưu trí, sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật quân sự của cha ông ta.
C. Là một chiến thắng vĩ đại, kết thúc thời kì Bắc thuộc và mở ra một bước ngoặt mới trong lịch sử nước ta – thời kỳ độc lập cho Tổ quốc.
D. Tất cả A,B,C.
ĐÁP ÁN
1. B; 2. A; 3. D; 4. B; 5. D; 6. C; 7. D; 8. A; 9. B; 10. D;
11. C; 12. D; 13. A; 14. C; 15. B; 16. D; 17. C; 18. A; 19. A; 20. D