A. Trắc ngiệm: 6đChọn phương án đúng.1. Lê Lợi chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa vìA. Lam Sơn đã từng là căn cứ cho nhiều cuộc khởi nghĩa.
B. Lam Sơn nằm bên tả ngạn sông Chu, dễ vận chuyển bằng đường thủy.
C. Lam Sơn nối liền giữa đồng bằng với miền núi và có địa thế hiểm trở, đây là nơi giao tiếp của các dân tộc Việt, Mường, Thái.
D. Lam Sơn là nơi tập trung đông dân cư.
2. Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bắt nguồn từA. Lòng yêu nước của nhân dân ta được phát huy cao độ.
B. Nghĩa quân Lam Sơn có tinh thần kỉ luật cao, chiến đấu dũng cảm, được nhân dân ủng hộ.
C. Có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là các anh hùng dân tộc Lê Lợi, Nguyễn Trãi.
D. Tinh thần căm thù giặc, ý chí quyết tâm giành lại độc lập dân tộc của nhân dân ta.
3. Vua Lê Thánh Tông đã cho biên soạn và ban hành bộ luật mang tên làA. Hình thư. B. Hình luật.
C. Quốc triều hình luật. D. Hoàng triều luật lệ.
4. Thời Lê sơ, tôn giáo giữ vị trí độc tôn làA. Nho giáo. B. Phật giáo. C. Đạo giáo. D. Thiên Chúa giáo.
5. Thời Lê sơ, tác phẩm sử học gồm 15 quyển làA. Đại Việt sử kí. B. Đại Việt sử kí toàn thư.
C. Lam Sơn thực lục. D. Hoàng triều quan chế.
6. Nhà Lê bắt đầu bước vào giai đoạn khủng hoảng, suy yếu từA. Đầu thế kỉ XVI. B. Giữa thế kỉ XVI.
C. Cuối thế kỉ XVI. D. Đầu thế kỉ XVII.
7. “Tốt nhất trong khu vực”, ”mặt hàng bán rất chạy...” là lời khen của nhiều lái buôn phương Tây dành cho mặt hàng thủ công của nước ta, đó là sản phẩmA. Vải. B. Đường. C. Đồ gốm. D. Đồ đồng.
8. Nhà thơ lớn, nhà văn hóa, nhà quân sự có tài ở nước ta thế kỉ XVII làA. Nguyễn Bỉnh Khiêm. B. Đào Duy Từ.
C. Hồ Nguyên Trừng. D. Lê Quý Đôn.
9. Phong trào nông dân ở Đàng Ngoài bùng lên khắp các trấn đồng bằng và vùng Thanh - Nghệ vào khoảngA. 30 năm giữa thế kỉ XVIII. B. Những năm 30 của thế kỉ XVIII.
C. Những năm 40 của thế kỉ XVIII. D. 40 năm giữa thế kỉ XVIII.
10. Nguyễn Huệ chọn Rạch Gầm - Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với quân Xiêm vìA. Đây là nơi có hai bờ sông có địa hình hiểm trở, cây cối rậm rạp, địa hình thuận lợi cho việc đặt phục binh.
B. Đây là vị trí chiến lược quan trọng của địch.
C. Đây là một con sông lớn.
D. Đây là một căn cứ của nghĩa quân.
11. Quân Tây Sơn đã đánh bại 29 vạn quân Thanh xâm lược vào mùa xuân năm 1789 bằng các trận đánh theo thứ tựA. Ngọc Hồi - Hà Hồi - Đống Đa. B. Đống Đa - Hà Hồi - Ngọc Hồi.
C. Hà Hồi - Ngọc Hồi - Đống Đa. D. Hà Hồi - Đống Đa - Ngọc Hồi.
12. Vua Quang Trung ban hành Chiếu khuyến nông nhằm mục đíchA. Giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong.
B. Giải quyết việc làm cho nông dân.
C. Giải quyết tình trạng ruộng đất bị bọn địa chủ, cường hào chiếm đoạt.
D. Giải quyết tình trạng nông nghiệp lạc hậu.
13. Để khuyến khích học tập, phát triển văn hóa, giáo dục, vua Quang Trung đãA. Mở trường học
B. Thực hiện chính sách giáo dục bắt buộc.
C. Ban bố Chiếu lập học.
D. Ban sắc lệnh dùng chữ Hán.
14. Nguyên nhân chủ yếu làm cho Vương triều Tây Sơn thất bại trước cuộc tấn công của Nguyễn Ánh là
A. Quân của Nguyễn Ánh rất mạnh.
B. Nguyễn Ánh được sự giúp đỡ của quân Xiêm.
C. Nguyễn Ánh được sự giúp đỡ của quân Pháp.
D. Nội bộ Tây Sơn bị chia rẽ, mâu thuẫn ngày càng gay gắt.
15. Nguyễn Ánh lập ra triều Nguyễn vào năm nào? Lấy niên hiệu là gì?A. Năm 1801. Niên hiệu là Gia Long.
B. Năm 1802. Niên hiệu là Gia Long.
C. Năm 1803. Niên hiệu là Minh Mạng.
D. Năm 1804. Niên hiệu là Thiệu Trị.
16. Trong các năm 1831 - 1832, nhà Nguyễn chia nước ta thànhA. 10 tỉnh và 1 phủ trực thuộc. B. 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.
C. 40 tỉnh và 1 phủ trực thuộc. D. 50 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.
17. Để phát triển kinh tế nông nghiệp, các vua Nguyễn rất chú ý đến việcA. Khai hoang.
B. Thực hiện chế độ quân điền.
C. Tăng cường chiếm đoạt ruộng đất.
D. Cho phép quan lại lập điền trang.
18. Khởi nghĩa của Nông Văn Vần bùng nổ ở A. Nam Định. B. Cao Bằng. C. Sơn Tây. D. Phiên An.
19. Nền văn học dân gian ở nước ta ngày càng phát triển rực rỡ trong thời gianA. Đầu thế kỉ XVIII. B. Giữa thế kỉ XVIII.
C. Cuối thế kỉ XVIII. D. Đầu thế kỉ XIX.
20. Văn học viết bằng chữ Nôm phát triển đến đỉnh cao, tiêu biểu là tác phẩmA. Thạch Sanh. B. Truyện Kiều.
C. Cung oán ngâm khúc. D. Chinh phụ ngâm khúc.
21. ”... là một tài năng hiếm có, một nhà thơ Nôm châm biếm nổi tiếng. Thơ của bà đả kích sâu cay vua quan phong kiến, bênh vực quyền sống của phụ nữ”. Đó làA. Lê Ngọc Hân. B. Đoàn Thị Điểm.
C. Bà Huyện Thanh Quan. D. Hồ Xuân Hương.
22. ”... là một công trình kiến trúc đặc sắc, là kiểu thức trang trí cung đình tương tự các lớp mái của các lầu, cửa của kinh thành tạo ra sự tôn vinh cao quý”. Đó là kiến trúc của
A. Chùa Một Cột. B. Chùa Tây Phương.
C. Chùa Bút Tháp. D. Chùa Thiên Mụ.
23. Cố đô Huế được xây dựng từ thời vuaA. Gia Long. B. Minh Mạng. C. Thiệu Trị. D. Tự Đức.
24. Nhà bác học lớn nhất của Việt Nam ở thế kỉ XVIII làA. Lê Hữu Trác. B. Lê Quý Đôn.
C. Phan Huy Chú. D. Trịnh Hoài Đức.
B. Tự luận: 4đCâu 1(2đ): Tại sao nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu?
Câu 2 (2đ): Lập bảng thống kê về phong trào khởi nghĩa của nông dân nửa đầu thế kỉ XIX và nêu nhận xét.
Đáp án đề kiểm tra học kì 2 lớp 7 môn Lịch sửA. Trắc nghiệm (6đ): Mỗi câu đúng được 0,25đ. Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
Đáp án | C | D | C | A | B | A | B | B | A |
| 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 |
| A | C | A | C | D | B | B | A | B |
| 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | | | |
| C | B | D | B | A | B | | | |
B. Tự luận (4đ):Câu 1(2đ): Nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu vì: - Dưới chính quyền của họ Nguyễn ở Đàng Trong vào thế kỉ XVIII, cuộc sống của người dân ngày càng khổ cực: 0,5đ
- Nỗi bất bình, oán giận của các tầng lớp xã hội đối với chính quyền họ Nguyễn ngày càng dâng cao: 0,5đ
- Nghĩa quân Tây Sơn đã đề ra khẩu hiệu: Lấy của người giàu chia cho người nghèo, xóa nợ cho nông dân và bãi bỏ nhiều thứ thuế. Vì vậy rất hợp với lòng dân, nhất là dân nghèo; 1đ
Câu 2 (2đ): Lập bảng thống kê về phong trào khởi nghĩa của nông dân nửa đầu thế kỉ XIX và nêu nhận xét.* Bảng thống kê: 1đ (mỗi cuộc khởi nghĩa được 0,25đ)
Các cuộc nổi dậy của nhân dân nửa đầu thế kỉ XIX | 1821-1827 | Phan Bá Vành | Thái Bình, Nam Định, Hải Dương. |
| 1833-1835 | Nông Văn Vân | Khắp miền núi Việt Bắc |
| 1833-1835 | Lê Văn Khôi | Gia Định và 6 tỉnh Nam Kì |
| 1854- 1856 | Cao Bá Quát | Hà Nội- Bắc Ninh |
* Nhận xét : 1đ
- Phong trào nổ ra liên tục, thu hút được đông đảo nhân dân các vùng miền tham gia: 0,5đ.
- Phong trào nổ ra riêng rẽ, phân tán ở từng địa phương nên bị đàn áp và thất bại: 0,5đ.