RƯỜNG THCS HÒA CHÍNH TỔ VĂN - SỬ NĂM HỌC 2018 - 2019 | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn: Lịch sử 7 Thời gian 45 phút – PPCT:36 |
I. Trắc nghiệm: (1 điểm): Khoanh tròn vào phương án đúng nhất:Câu 1. Lê Hoàn chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống giành thắng lợi ở đâu?A. Sông Như Nguyệt C. Rạch Gầm - Xoài Mút
B. Chi Lăng - Xương Giang D. Sông Bạch Đằng
Câu 2. Vị tướng nào của nhà Trần đã có câu nói: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo” ?A. Trần Quốc Tuấn C. Trần Quốc Toản
B. Trần Thủ Độ D. Trần Nhật Duật
Câu 3. Vị tướng nào của nhà Nguyên bị chém đầu ở Tây Kết?A. Ô Mã Nhi C. Toa Đô
B. Thoát Hoan D. Ngột Lương Hợp Thai
Câu 4. Nhà Lý đã có chính sách gì để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp?A. cấm giết hại trâu, bò. C. khuyến khích khai khẩn đất hoang.
B. vua Lý cày Tịch Điền. D. phân chia ruộng đất cho nông dân.
II. Tự luận: (9 điểm)Câu 1(4 điểm): Nhà Đinh đã làm gì để xây dựng đất nước? Việc nhà Đinh đặt tên nước và không dùng niên hiệu của Trung Quốc có ý nghĩa gì?
Câu 2(5 điểm): Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên? Chủ trương “vườn không nhà trống” đã có tác dụng như thế nào? ---------------------------
I. Trắc nghiệm (1 điểm) Mỗi ý đúng được 0,25 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 |
Đáp án | D | B | C | A |
II. Tự luận:
Câu 1 (4 điểm)
Nhà Đinh xây dựng đất nước: (2 điểm)
- Lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt.
- Chọn kinh đô ở Hoa Lư.
- Đặt niên hiệu là Thái Bình, sai sứ sang giao hảo với nhà Tống.
- Phong vương cho các con, cử các tướng lĩnh thân cận nắm các chức vụ chủ chốt.
- Xây dựng cung điện, đúc tiền đồng
- Đặt ra các hình phạt như ném vào vạc dầu, vứt vào chuồng hổ,…
Ý nghĩa của việc nhà Đinh đặt quốc hiệu và không dùng niên hiệu của nhà Tống: (2 điểm)
- Khẳng định chủ quyền, nền độc lập của nước ta.
- Thể hiện nước ta là ngang hàng và không phụ thuộc vào nhà Tống.
Câu 2 (5 điểm)
HS nêu nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên:
(3 điểm)- Tất cả các tầng lớp nhân dân, thành phân dân tộc đều tham gia đánh giặc. Nhân dân tự vũ trang đánh giặc, tổ chức các đội dân binh phối hợp chiến đấu với quân triều đình.
- Nhà Trần có sự chuẩn bị chu đáo tiềm lực về mọi mặt cho cuộc kháng chiến (quan tâm chăm lo sức dân, xóa bỏ các mối bất hòa trong nội bộ vương triều)
- Chiến thuật đúng đắn và sáng tạo, cùng với các tướng lĩnh tài bà (Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải….)
Tác dụng của chủ trương “vườn không nhà trống” : (2 điểm)
- Bảo toàn được lực lượng để chuẩn bị cho các cuộc phản công lớn.
- Đẩy quân Mông Cổ lâm vào tình thế khó khăn vì thiếu lương thực trầm trọng.
- Tiêu hao dân lực lượng của quân địch.
=> tạo thời cơ cho nhà Trần phản công tiêu diệt quân giặc.
HS nêu ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống Mông – Nguyên:
( 2 điểm)