Câu hỏi: Khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rô-ma, người Giéc-man đã làm gì?
- Khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rô-ma, người Giéc-man đã thành lập nên nhiều vương quốc mới của họ, như: vương quốc của người Ăng-glô Xắc-xông, vương quốc Phơ-răng, vương quốc Tây Gốt, vương quốc Đông Gốt,...
- Người Giéc-man còn chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ rồi chia cho nhau.
Câu hỏi: Những việc làm của người Giéc-man đã có tác động như thế nào
đến sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu?
Do sự xâm nhập của người Giéc-man, xã hội phong kiến châu Âu được hình thành:
- Bộ máy nhà nước của Rô-ma sụp đổ, ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ bị người Giéc-man chiếm và chia cho nhau, trong đó, các tướng lĩnh quân sự và quý tộc được phần nhiều hơn, đồng thời họ được phong các tước vị cao, thấp khác nhau.
- Họ vừa có ruộng, vừa có tước vị, trở thành người có quyền thế và rất giàu có, đó là các lãnh chúa phong kiến. Nô lệ và người nông dân bị biến thành nông nô, phụ thuộc vào lãnh chúa.
Câu hỏi: Lãnh chúa phong kiến và nông nô được hình thành từ tầng lớp nào của xã hội cổ đại?
- Các thủ lĩnh quân sự của người Giéc-man và quan lại người Giéc-man được ban cấp nhiều ruộng đất, trở thành lãnh chúa - những kẻ có thế lực trong xã hội.
- Những nô lệ được giải phóng (hoặc nông dân công xã bị mất đất) biến thành nông nô - tầng lớp sống phụ thuộc vào lãnh chúa.
Câu hỏi: Xã hội phong kiến châu Âu hình thành dựa trên cơ sở của giai cấp nào?
- Xã hội phong kiến châu Âu hình thành dựa trên cơ sở của hai giai cấp, đó là: lãnh chúa phong kiến và nông nô.
- Quan hệ giữa hai giai cấp: nông nô không có ruộng phải phụ thuộc vào lãnh chúa. Từ đó, hình thành quan hệ sản xuất mới: quan hệ sản xuất phong kiến.