Câu hỏi: Dưới thời Đường, tổ chức bộ máy nhà nước có gì khác so với các triều đại trước?
Dưới thời Đường, tổ chức bộ máy nhà nước được củng cố và hoàn thiện hơn từ trung ương đến địa phương; chế độ tuyển dụng quan lại bằng hình thức thi cử để tuyển chọn nhân tài, đây là biểu hiện sự tiến bộ và chính sách trọng người tài.
Câu hỏi: Nhà Đường đã thực hiện chính sách gì để khuyến khích sản xuất phát triển?
- Giảm tô thuế.
- Lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân (chế độ quân điền).
Câu hỏi: Thế nào là chế độ quân điền?
Chế độ quân điền là lấy ruộng công, ruộng bỏ hoang chia cho người dân.
Ruộng chia theo nhân khẩu trong mỗi hộ, hoặc chia ruộng theo từng hộ dân, khoảng vài năm chia một lần. Người nhận ruộng phải chăm lo sản xuất, không được để ruộng hoang và có nghĩa vụ đóng tô thuế cho nhà nước.
Câu hỏi: Việc áp dụng những chính sách tiến bộ đó đã làm cho tình hình kinh tế, xã hội thời Đường như thế nào?
- Kinh tế sản xuất nông nghiệp phát triển.
- Nhà nước được củng cố, xã hội ổn định, đạt đến sự phồn thịnh.
Câu hỏi: Nhà Đường đã thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào để củng cố thế lực của mình ?
Luôn tìm cách mở rộng bờ cõi bằng cách gây ra những cuộc chiến tranh xâm lược các nước láng giềng: lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiên, củng cố chế độ đô hộ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thần phục, làm cho lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng hơn bao giờ hết.
Câu hỏi: Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện ở những mặt nào?
Sự phát triển kinh tế dưới thời Đường cao hơn các triều trước đó về mọi mặt:
- Xã hội ổn định, đạt đến sự phồn thịnh.
- Bờ cõi bằng tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược các nước láng giềng.
- Bộ máy nhà nước được củng cố, hoàn thiện.
Dưới thời Đường, Trung Quốc trở thành một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á.