ĐỀ CƯƠNG MÔN SINH HỌC 8 - HỌC KÌ 1
I. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Những hệ cơ quan nào dưới đây cùng có chức năng chỉ đạo hoạt động hệ cơ quan khác.a. Hệ thần kinh và hệ nội tiết b. Hệ vận động, tuần hoàn, tiêu hoá và hô hấp.
c. Hệ bài tiết, sinh dục và nội tiết. d. Hệ bài tiết, sinh dục và hệ thần kinh.
Câu 2. Máu lưu chuyển trong cơ thể là do :a. Tim co bóp đẩy máu vào hệ mạch. b. Hệ mạch dẫn máu đi khắp cơ thể.
c. Cơ thể luôn cần chất dinh dưỡng. d. Cả a, b, c.
Câu 3. Khi cơ làm việc nhiều, nguyên nhân gây mỏi cơ chủ yếu là :a. Các tế bào cơ sẽ hấp thụ nhiều glucôzơ. b. Các tế bào cơ sẽ hấp thụ nhiều O
2.
c. Các tế bào cơ thải ra nhiều CO
2 d. Thiếu O
2 cùng với sự tích tụ axit lăctic gây đầu độc cơ.
Câu 4. Người có nhóm máu AB không truyền cho nhóm máu O, A, B vì:a. Nhóm máu AB hồng cầu có cả A và B. b. Nhóm máu AB huyết tương không có kháng thể.
c. Nhóm máu AB ít người có. d. Cả a, b đúng.
Câu 5. Tế bào ở cơ thể người gồm mấy phần chính :a. Màng sinh chất, chất TB và nhân. b. Màng sinh chất, chất tế bào và nhân con.
c. Màng sinh chất, chất tế bào, diệp lục và nhân. d. Màng, diệp lục và nhân.
Câu 6: Bộ xương người gồm có trên 200 chiếc xương và được chia làm 3 loại :a. Xương ống, xương bay, xương xườn. b. Xương ngắn, xương dài, xương dẹt.
c. Xương ngắn, xương dẹt, xương sụn. e. Xương dài, xương dẹt, xương sụn.
Câu 7: Máu gồm các thành phần :a. Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. b. Hồng cầu, huyết tương.
c. Huyết tương và các tế bào máu. d. Huyết tương, huyết thanh, hồng cầu.
Câu 8: Ở người có 4 nhóm máu là :a. A, B, C, D. b. AB, A, B, C. c. O,AB, BC, A. d. O, A, B, AB
Câu 9. Hoạt động của hô hấp bình thường được điều hòa nhờa. Cơ chế thần kinh và thể dịch b. cơ chế tự điều chỉnh
c. ý thức của con người c. sự co dãn của cơ hô hấp
Câu 10. Không khí qua khoang mũi được sưởi ấm nhờa. trong mũi có nhiều lông mũi b. có lớp niêm mạc tiết ra các chất nhầy
c. khoang mũi được cấu tạo bởi các xương xoăn d. có lưới mao mạch dày đặc
Câu 11. Biến đổi hóa học ở dạ dày có sự tham gia củaa. enzim amilaza b. enzim pepsin c. pepsinôgen d. chất nhày
Câu 12. Điều nào không đúng với chức năng hấp thụ thức ăn của ruột non?a. niêm mạc ruột non có nhiều nếp gấp tăng bề mặt hấp thụ
b. niêm mạc ruột có nhiều lông ruột và lông cực nhỏ
c. lớp co thành ruột non có vai trò nghiền nát, nhào trộn thức ăn
d. mạng lưới mao mạc máu và bạch huyế phân bổ tới từng lông ruột
Câu 13. Vitamin có vai tròa. không cung cấp năng lượng cho cơ thể
b. cung cấp năng lượng cho cơ thể
c. là thành phần cấu trúc của nhiều loại enzim cần thiết trong chuyển hóa
d. đảm bảo cân bằng áp suất thẩm thấu, tham gia vào cấu tạo của nhiều enzim
Câu 14. Nhiệt sinh ra trong cơ thể nhờ quá trìnha. đồng hóa b. dị hóa c. hoạt động tiêu hóa d. hoạt động hô hấp
Câu 15. Điền từ thích hợp vào ô trống Bắp cơ gồm nhiều (1)..........., mỗi bó gồm rất nhiều (2)........ ( tế bào cơ ), bọc trong màng liên kết. Hai đầu bắp cơ có (3) ......... bám vào các xương qua khớp, phần giữa (4).............. là bụng cơ.
Câu 16. Điền từ thích hợp vào ô trống Máu chảy nhanh nhất trong các ...(1)... và chậm nhất trong các ...(2)... phù hợp với chức năng ...(3)... với các ...(4)... trong các cơ quan, rồi chảy nhanh về tim trong các ...(5)...
Câu 17. Ghép nội dung ở cột 1 với cột 3 cho phù hợp rồi đền kết quả vào cột 2 Cột 1 | Cột 2 | Cột 3 |
1. Tâm nhĩ trái co | 1....... | a. máu được bơm tới tâm thất phải |
2. Tâm nhĩ phải co | 2....... | b. máu được bơm tới tâm thất trái |
3. Tâm thất trái co | 3....... | c. máu được bơm tới vòng tuần hoàn nhỏ |
4. Tâm thất phải co | 4....... | d. máu được bơm tới vòng tuần hoàn lớn |
Câu 18. Ghép nội dung ở cột A với cột C cho phù hợp rồi đền kết quả vào cột B Cột A | Cột B | Cột C |
1. Mô biểu bì. 2. Mô liên kết. 3. Mô cơ. 4. Mô thần kinh. | 1.... 2..... 3..... 4..... | a. Co, dãn. b. Tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin và điều khiển các hoạt động của cơ thể. c. Bảo vệ, hấp thụ và tiết. d. Nâng đỡ, liển kết các cơ quan. |
Câu 19. Điền đúng (Đ), sai (S) vào các câu sau Nội dung | Đ/S |
1. Khi thức ăn chạm vào lưỡi, niêm mạc dạ dày đã tiết dịch vị | |
2. Gan không tiết ra dịch mật khi không có kích thích của thức ăn | |
3. Dịch ruột chỉ được tiết ra khi thức ăn chạm vào niêm mạc ruột | |
4. Dịch tụy tiết ra mạnh khi thức ăn chạm vào lưỡi và niêm mạc dạ dày | |
Câu 20. Điền đúng (Đ), sai (S) vào các câu sau Nội dung | Đ/S |
1. Sự trao đổi khí ở phổi được gọi là sự trao đổi khí ngoài | |
2. Chỉ có trao đổi khí ở tế bào mới diễn ra theo cơ chế khuếch tán | |
3. Hít vào, thở ra chỉ nhờ hoạt động của lồng ngực | |
4. Cử động hô hấp gồm một lần hít vào và một lần thở ra | |
II. TỰ LUẬN. Câu 1. Lấy ví dụ về phản xạ và phân tích cung phản xạ đó. (1,5đ)
Câu 2. Cần là gì để xương và cơ phát triển cân đối, biện pháp chống cong vẹo cột sống? (1đ)
Câu 3. Mô là gì ? Lấy ví dụ về một số loại mô. (1đ)
Câu 4. Trình bày đặc điểm cấu tạo trong của tim người phù hợp với chức năng? Giải thích vì sao tim hoạt động suốt cả đời người không mệt mỏi ? (3 đ)
Câu 5. Trình bày sơ đồ vòng tuần hoàn lớn, nhỏ (2đ)
Câu 6: Giải thích cách miễn dịch của cơ thể khi bị khuẩn, virut xâm nhập và bạch cầu đã hoạt động như thế nào để bảo vệ cơ thể? (2đ)
Câu 7: Nêu những đặc điểm cấu tạo của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng? (1,5 đ)
Câu 8. Nêu bản chất sự trao đổi khí ở phổi và tế bào? (1 đ)
Câu 9.Tại sao khi ta nhai cơm hoặc bánh mì vài phút ta cảm thấy ngọt. Giải thích về ý nghĩa sinh học của câu nói “
Ăn kỹ no lâu”. (1,5đ)
Câu 10. Vì sao nói trao đổi chất là đặc trưng cơ bản của cơ thể sống ? (2đ)
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM I. TRẮC NGHIỆM Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | a | a | d | d | a | b | c | d | a | d |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | | | | | | |
Đáp án | b | c | c | b | | | | | | |
Câu 15. 1. Bó cơ ; 2. Sợi cơ ; 3. Gân ; 4. Phình to.
Câu 16. 1. động mạch chủ 2. mao mạch 3. trao đổi chất 4. tĩnh mạch chủ
Câu 17. 1. b 2. a 3. d 4. c
Câu 18. 1. c 2. d 3. a 4. b
Câu 19. 1. Đ 2. S 3. Đ 4. Đ
Câu 20. 1. Đ 2. S 3. S 4. Đ
II. TỰ LUẬN CÂU | ĐÁP ÁN | ĐIỂM |
Câu 1 (1,5 đ ) | Lấy ví dụ về phản xạ: VD: khi chạm vào vật nóng dụt tay lại... Phân tích cung phản xạ Cơ quan thụ cảm là da báo vật nóng qua nơron hướng tâm về trung ương thần kinh qua nơron trung gian. Trung ương thần kinh chỉ đạo cho nơron li tâm qua nơron trung gian cho cơ quan vận động rụt tay lại. Mọi hoạt động của cơ thể đều là phản xạ. | 0.5 đ 1 đ |
Câu 2 (1 điểm) | Cần là gì để xương và cơ phát triển cân đối, Để xương phát triển cân đối cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung canxi trong khẩu phần ăn Biện pháp chống cong vẹo cột sống: Ngồi học đúng tư thế, lao động vừa sức, thường xuyên tập luyện TDTT. | 0.5 đ 0.5 đ |
Câu 3 (1 điểm) | Mô là gì ? Mô là tập hợp các tế bào chuyên hóa, có cấu trúc giống nhau, cung thực hiện một chức năng nhất định. Lấy ví dụ về một số loại mô. Mô biểu bì, mô cơ, mô liên kết | 0.5 đ 0.5 đ |
Câu 4 (3 điểm) | Trình bày đặc điểm cấu tạo trong của tim người phù hợp với chức năng? * Cấu tạo ngoài : - Màng tim bao bọc bên ngoài tim. - Tâm thất lớn làm thành phần đỉnh tim. * Cấu tạo trong : - Tim 4 ngăn, 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất. - Thành cơ tâm thất dày hơn thành tâm nhĩ (thành tâm thất trái dày nhất) - Giữa tâm nhĩ với tâm thất và giữa tâm thất với động mạch có van giúp cho máu lưu thông theo một chiều. * Giải thích vì sao tim hoạt động suốt cả đời người không mệt mỏi ? Vì tim co dãn theo chu kỳ. Mỗi chu kỳ gồm 3 pha ( 0,8 giây ): Pha nhĩ co mất 0,1 giây và nghỉ 0,7 giây; pha thất co mất 0,3 giấy và nghỉ 0,5 giây; pha dãn chung mất 0,4 giây. Tim nghỉ ngơi hoàn toàn trong một chu kỳ là 0,4 giây. Vậy trong một chu kỳ, tim vẫn có thời gian nghỉ nên tim hoạt động suốt đời mà không biết mỏi. | 1 đ 1 đ 1 đ |
Câu 5 (2 điểm) | * Trình bày sơ đồ vòng tuần hoàn nhỏ Máu đỏ thẫm (nhiều CO2) từ tâm thất phải đến động mạch phổi, tới mao mạch phổi (trao đổi khí O2, CO2) hoá máu đỏ tươi, tới tĩnh mạch phổi, tới tâm nhĩ trái. * Trình bày sơ đồ vòng tuần hoàn nhỏ Máu đỏ tươi (nhiều O2) từ tâm thất trái tới động mạch chủ tới mao mạch ở các phần trên và dưới cơ thể (thực hiện trao đổi khí với tế bào) sau đó tới tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới, tới tâm nhĩ phải. | 1 đ 1 đ |
Câu 6 (2 điểm) | - Khi vi khuẩn, virut xâm nhập vào cơ thể, các bạch cầu bảo vệ cơ thể bằng cách tạo nên 3 hàng rào bảo vệ : + Sự thực bào : Bạch cầu trung tính và bạch cầu mô nô (đại thực bào) bắt và nuốt các vi khuẩn, virut vào trong tế bào rồi tiêu hoá chúng. + Limpho B tiết ra kháng thể vô hiệu hoá kháng nguyên. + Limpho T phá huỷ các tế bào cơ thể bị nhiễm vi khuẩn, virut bằng cách tiết ra các prôtêin đặc hiệu (kháng thể) làm tan màng tế bào bị nhiễm để vô hiệu hoá kháng nguyên. - Bạch cầu ưa axit và ưa kiềm cũng tham gia vào vô hiệu hoá vi khuẩn, virut nhưng với mức độ ít hơn. | 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ |
Câu 7 (1,5 điểm) | - Lớp niêm mạc ruột non có các nếp gấp vàc các lông ruột và lông cực nhỏ làm cho diện tích bề mặt bên trong của nó tưng gấp khoảng 600 lần so với diện tích mặt ngoài. - Ruột non rất dài (2,8 – 3 m ở người trưởng thành), là bộ phận dài nhất trong các cơ quan tiêu hoá. - Mạng mao mạch máu và mao mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột. | 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ |
Câu 8 (2 điểm) | Nêu bản chất sự trao đổi khí ở phổi - Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của oxi từ không khí ở phế nang vào máu và của khí cácbônic từ máu vào không khí ở phế nang. Nêu bản chất sự trao đổi khí ở tế bào - Trao đổi khí ở tế bào gồm sự khuếch tán của oxi từ máu vào tế bào và của khí cacbonic từ tế bào vào máu. | 0.5 đ 0.5 đ |
Câu 9 (1,5 điểm) | Tại sao khi ta nhai cơm hoặc bánh mì vài phút ta cảm thấy ngọt. - Giải thích được nhai cơm, bánh mì ngọt do tinh bột chín được enzim amilaza trong nước bọt biến đổi thành đường mantozơ Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ - Khi nhai thức ăn được nghiền nhỏ làm tăng diện tích tiếp xúc của thức ăn nên tốc độ của phản ứng tăng lên. Cơ thể hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng nên no lâu. | 1 đ 0,5 đ |
Câu 10 (2 điểm) | Vì sao nói trao đổi chất là đặc trưng cơ bản của cơ thể sống ? - Đặc điểm đặc trưng của hoạt động sống ở sinh vật là trao đổi chất. Thông qua trao đổi chất, cơ thể lấy được các chất cần thiết từ môi trường ngoài, đồng thời thải ra môi trường ngoài những chất không cần thiết cho cơ thể. - Nhờ có trao đổi chất thường xuyên với môi trường xung quanh mà cơ thể sinh trưởng, phát triển, sinh sản để bảo tồn và duy trì sự sống từ thế hệ này sang thế hệ khác. | 1 đ 1 đ |