Giải bài tập Sinh học 9, Bài 19: Mối quan hệ giữa Gen và tính trạng
2019-07-11T11:23:05-04:00
2019-07-11T11:23:05-04:00
https://sachgiai.com/Sinh-hoc/giai-bai-tap-sinh-hoc-9-bai-19-moi-quan-he-giua-gen-va-tinh-trang-11742.html
/themes/whitebook/images/no_image.gif
Sách Giải
https://sachgiai.com/uploads/sach-giai-com-logo.png
Thứ năm - 11/07/2019 11:21
Giải bài tập Sinh học 9, Bài 19: Mối quan hệ giữa Gen và tính trạng: Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Sinh học 9 và làm bài tập trắc nghiệm.
Câu 1. Nêu mối quan hệ giữa gen và ARN, giữa ARN và prôtêin.
Giữa ADN và gen, giữa gen và prôtêin có mối quan hệ với nhau: ADN là khuôn mẫu tổng hợp ARN, ARN là khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi axit amin cấu thành nên prôtêin của cơ thể. Prôtêin trực tiếp biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.
Câu 2. Nguyên tắc bổ sung được biểu hiện trong mối quan hệ ở sơ đồ dưới đây như thế nào?
Gen (một đoạn ADN) mARN Prôtêin
Nguyên tắc bổ sung được biểu hiện trong mối quan hệ:
- mARN là dạng trung gian trong mối quan hệ giữa gen và prôtêin; mARN có vai trò truyền đạt thông tin về cấu trúc của prôtêin sắp được tổng hợp từ nhân ra tế bào chất. Nên trình tự các nuclêôtit trong ADN quy định trình tự các nuclêôtit trong mARN theo nguyên tắc bổ sung. A liên kết với U, G liên kết với X và ngược lại, còn T liên kết với A. mARN sau khi được hình thành rời nhân ra tế bào chất để tổng hợp chuỗi axit amin, các loại nuclêôtit của mARN và tARN kết hợp với nhau trong mối tương quan cứ 3 nuclêôtit ứng với một axit amin. Sự tạo thành chuỗi axit amin dựa trên khuôn mẫu của mARN và diễn ra theo nguyên tắc bổ sung trong đó A liên kết với U, G liên kết X.
Câu 3. Nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ:
Gen (một đoạn ADN) mARN Prôtêin Tính trạng.
Bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ là trình tự các nuclêôtit trong gen quy định trình tự các nuclêôtit trong mARN, qua đó quy định trình tự các axit amin cấu thành nên prôtêin. Prôtêin tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.
Câu 4. Chọn câu đúng, khi viết về mối quan hệ giữa gen → mARN → prôtêin:
a) mARN sau khi được hình thành rời khỏi nhân ra chất tế bào để tổng hợp prôtêin.
b) Sự xác định trật tự sắp xếp của axit amin thực chất là do gen quy định được thể hiện qua quan hệ giữa gen - mARN - prôtêin.
c) Khi ribôxôm dịch chuyển hết chiều dài của phân tử mARN thì chuỗi axit amin được tổng hợp xong và sau đó hình thành cấu trúc không gian của prôtêin.
d) Trình tự sắp xếp của ADN quy định trình tự sắp xếp tARN, và trình tự của các axit amin trong chuỗi pôlipeptit.
=> Đáp án: a, b và c.
Câu 5. Tìm các cụm từ phù hợp điền vào ô trống để hoàn thiện bảng: Cấu trúc và chức năng của ADN, ARN và prôtêin.
Đại phân tử |
Cấu trúc |
Chức năng |
ADN (gen) |
|
|
ARN |
|
|
Prôtêin |
|
|
Bảng hoàn thiện:
Đại phân tử |
Cấu trúc |
Chức năng |
ADN (gen) |
ADN Mạch kép, gồm 4 loại nuclêôtit: A, T, G, X |
Lưu giữ thông tin di truyền và truyền đạt thông tin di truyền. |
ARN |
ARN Mạch đơn, gồm 4 loại nuclêôtit: A, U, G, X |
Truyền đạt thông tin di truyền từ ADN đến prôtêin, vận chuyển axit amin, tham gia cấu trúc ribôxôm. |
Prôtêin |
Một hay nhiều chuỗi đơn, do 20 loại axit amin |
Cấu trúc các bộ phận tế bào, enzim xúc tác quá trình trao đổi chất, hoocmôn điều hòa quá trình trao đổi chất, và vận chuyển, cung cấp năng lượng. |