Giải bài tập Sinh học 9, Bài 33: Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống
2019-07-16T23:25:41-04:00
2019-07-16T23:25:41-04:00
https://sachgiai.com/Sinh-hoc/giai-bai-tap-sinh-hoc-9-bai-33-gay-dot-bien-nhan-tao-trong-chon-giong-11764.html
/themes/whitebook/images/no_image.gif
Sách Giải
https://sachgiai.com/uploads/sach-giai-com-logo.png
Thứ ba - 16/07/2019 23:24
Giải bài tập Sinh học 9, Bài 33: Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống: Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Sinh học 9 và làm bài tập trắc nghiệm.
Câu 1. Tại sao người ta cần chọn tác nhân cụ thể khi gây đột biến?
Mỗi tác nhân có tác dụng gây đột biến khác nhau, như tia phóng xạ có sức xuyên sâu vào các mô để gây đột biến gen và đột biến NST, tia tử ngoại sức xuyên kém nên dùng xử lí các vật liệu có kích thước nhỏ... Chính vì vậy người ta phải chọn tác nhân cụ thể khi gây đột biến.
Câu 2. Khi gây đột biến bằng tác nhân vật lí và hóa học, người ta thường sử dụng các biện pháp nào?
Xử lí đột biến bằng tác nhân vật lí: người ta đã chiếu xạ với cường độ và liều lượng thích hợp vào hạt nảy mầm hoặc đỉnh sinh trưởng của thân và cành hoặc hạt phấn, bầu nhụy, chiếu xạ vào mô thực vật nuôi cấy.
Người ta dùng tia tử ngoại xử lí vi sinh vật, bào tử và hạt phấn gây đột biến gen.
Xử lí đột biến bằng tác nhân hóa học gây đột biến gen. Mỗi loại hóa chất thường phản ứng với một loại nuclêôtit xác định giúp con người chủ động gây đột biến mong muốn. Đối với cây trồng người ta ngâm hạt khô hay hạt nảy mầm ở thời điểm nhất định trong dung dịch hóa chất có nồng độ thích hợp, tiêm dung dịch hóa chất vào bầu nhụy hoặc quấn bông tẩm dung dịch hóa chất lên đỉnh sinh trưởng của thân hoặc chồi.
Ở động vật người ta cho hóa chất tác dụng lên tinh hoàn hoặc buồng trứng.
Câu 3. Hãy nêu một vài thành tựu của việc sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống động vật, thực vật và vi sinh vật.
Thành tựu của việc sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống động vật, thực vật và vi sinh vật.
- Chọn giống vi sinh vật phương pháp gây đột biến và chọn lọc đóng vai trò chủ yếu: chọn thể đột biến tạo chất có hoạt tính cao, sinh trưởng mạnh để tăng sinh khối ở nấm men và vi khuẩn. Chọn đột biến có vai trò kháng nguyên, gây miễn dịch ổn định.
- Chọn giống cây trồng chú ý tới đột biến rút ngắn thời gian sinh trưởng, cho năng suất chất lượng cao, chống chịu tốt, sử dụng thể đột biến để lai tạo giống mới.
- Đối với vật nuôi sử dụng phương pháp chọn giống đột biến chỉ được sử dụng ở nhóm động vật bậc thấp, có thể cho hóa chất tác động vào tinh hoàn hoặc buồng trứng.
Câu 4. Người ta gây đột biến nhân tạo bằng những tác nhân vật lí nào?
a) Các tia phóng xạ
b) Tia tử ngoại
c) Sốc nhiệt
d) Cả a, b, c.
=> Đáp án: d.
Câu 5. Chọn câu đúng trong các câu sau, khi viết về gây đột biến nhân tạo trong chọn giống.
a) Người ta phải chọn tác nhân cụ thể khi gây đột biến vì các tác nhân có tác dụng khác nhau tới cơ sở vật chất của tính di truyền.
b) Tia tử ngoại không có khả năng xuyên sâu như tia phóng xạ, nên chỉ dùng để xử lí vi sinh vật, bào tử và hạt phấn, chủ yếu dùng để gây đột biến gen.
c) Các đột biến nhân tạo được sử dụng làm nguyên liệu chọn giống áp dụng chủ yếu đối với vi sinh vật và động vật.
d) Sử dụng các thể đa bội để tạo ra giống cây trồng đa bội có năng suất cao, phẩm chất tốt ở dâu tằm, dương liễu, dưa hấu...
=> Đáp án: a, b và d.
Câu 6. Sắp xếp các kết quả đột biến tương ứng với tác nhân gây đột biến:
Tác nhân gây đột biến |
Kết quả |
Kết quả đột biến |
1. Tia phóng xạ
2. Tia tử ngoại
3. Sốc nhiệt |
1. …
2. …
3. … |
a) Gây đột biến gen ở vi sinh vật, bào tử và hạt phấn.
b) Gây đột biến gen, NST (số lượng và cấu trúc).
c) Làm tổn thương thoi vô sắc gây rối loạn sự phân bào. |
=> Đáp án: 1. b ; 2. a ; 3. c.