Giải bài tập Sinh học 9, Bài 36: Các phương pháp chọn lọc
2019-07-17T05:14:30-04:00
2019-07-17T05:14:30-04:00
https://sachgiai.com/Sinh-hoc/giai-bai-tap-sinh-hoc-9-bai-36-cac-phuong-phap-chon-loc-11769.html
/themes/whitebook/images/no_image.gif
Sách Giải
https://sachgiai.com/uploads/sach-giai-com-logo.png
Thứ tư - 17/07/2019 05:11
Giải bài tập Sinh học 9, Bài 36: Các phương pháp chọn lọc: Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Sinh học 9 và làm bài tập trắc nghiệm.
Câu 1. Phương pháp chọn lọc hàng loạt một lần và nhiều lần được tiến hành như thế nào, có ưu nhược điểm gì và thích hợp với loại đối tượng nào?
Phương pháp chọn lọc hàng loạt 1 lần tiến hành như sau:
- Năm thứ nhất: gieo trồng giống khởi đầu, chọn lọc cây ưu tú phù hợp với mục đích chọn lọc. Hạt các cây ưu tú trộn lẫn để làm giống cho năm sau.
- Năm thứ hai: gieo và so sánh giống chọn lọc hàng loạt với giống khởi đầu và giống đối chứng (giống tốt đang được sử dụng đại trà trong sản xuất) nếu giống chọn hàng loạt đã đạt yêu cầu đặt ra, hơn giống ban đầu, hơn hoặc bằng giống đối chứng thì dùng làm giống không cần chọn lọc lần 2. Nếu giống chưa đạt yêu cầu thì tiếp tục chọn lọc lần 2 cho đến khi đạt yêu cầu. Trình tự giống chọn lọc một lần, chỉ khác là trên ruộng chọn giống năm thứ 2 người ta gieo trồng giống chọn hàng loạt để chọn cây ưu tú.
Ưu điểm: đơn giản, dễ làm, ít tốn kém nên có thể áp dụng rộng rãi, kết quả nhanh, ở thời gian đầu.
Nhược điểm: dễ nhầm với thường biến phát sinh do khí hậu và địa hình vì chọn lọc chỉ dựa vào kiểu hình.
Câu 2. Phương pháp chọn lọc cá thể được tiến hành như thế nào? có ưu nhược điểm gì so với phương pháp chọn lọc hàng loạt và thích hợp với đối tượng nào?
Phương pháp chọn lọc cá thể một lần
Năm thứ nhất: gieo trồng giống khởi đầu. chọn ra những cá thể tốt nhất.
Năm thứ hai: hạt mỗi cây được gieo riêng thành từng dòng để so sánh với nhau với giống khởi đầu và giống đối chứng sẽ chọn được giống tốt nhất, đáp ứng với mục tiêu đề ra.
Ưu điểm: Việc chọn lọc dựa trên kiểu hình với việc kiểm tra kiểu gen nhanh đạt kết quả.
Nhược điểm: theo dõi công phu, chặt chẽ tốn nhiều công sức. Phương pháp chọn lọc này thích hợp với cây tự thụ phấn, cây nhân giống vô tính bằng cành, củ, ghép mắt.
Câu 3. Có hai giống lúa thuần được tạo ra đã lâu: giống A bắt đầu giảm độ đồng đều về chiều cao và thời gian sinh trưởng, còn giống lúa B có sai khác khá rõ rệt giữa các cá thể về hai tính trạng nói trên. Em sử dụng phương pháp và hình thức chọn lọc nào để khôi phục lại hai đặc điểm tốt ban đầu của hai giống nói trên? Cách tiến hành trên từng giống như thế nào?
Giống lúa A bắt đầu giảm độ đồng đều về chiều cao và thời gian sinh trưởng, ta dùng hình thức chọn lọc hàng loạt một lần để khôi phục được đặc điểm tốt ban đầu của giống lúa A. Còn giống lúa B đã có sự sai khác rõ rệt giữa các cá thể về hai tính trạng nói trên, nên áp dụng chọn lọc hai hoặc nhiều lần mới có thể khôi phục được đặc điểm tốt ban đầu của giống lúa B.
Câu 4. Chọn câu trả lời đúng nhất: Tại sao phải tiến hành chọn lọc trong chọn giống?
a) Trong lai tạo giống và chọn giống đột biến, nhiều loại biến dị tổ hợp, đột biến cần được đánh giá, chọn lọc qua nhiều thế hệ.
b) Đánh giá và chọn lọc giống qua nhiều thế hệ mới hi vọng trở thành giống tốt, đáp ứng được yêu cầu sản xuất và tiêu dùng.
c) Tùy vào mục tiêu chọn lọc, hình thức sinh sản của đối tượng chọn lọc, người ta lựa chọn phương pháp chọn lọc thích hợp.
d) Cả a và b.
=> Đáp án: b.
Câu 5. Sắp xếp cách tiến hành, ưu nhược điểm của các phương pháp chọn lọc hàng loạt tương ứng với từng phương pháp chọn lọc:
Các phương pháp chọn lọc |
Kết quả |
Cách tiến hành và ưu nhược điểm |
1. Chọn lọc hàng loạt một lần |
1. … |
a) Năm thứ nhất chọn cây ưu tú.
b) Trộn lẫn hạt cây ưu tú làm giống cho vụ sau.
c) Chọn lọc hàng loạt lần 2 cũng thực hiện như lần 1, nhưng trên ruộng chọn giống năm II, gieo trồng giống “chọn lọc hàng loạt” để chọn cây ưu tú. |
2. Chọn lọc hàng loạt hai lần |
2. … |
d) So sánh giống “chọn lọc hàng loạt” với giống khởi đầu và giống đối chứng, nếu hơn giống ban đầu, bằng hoặc hơn giống đối chứng thì không cần chọn lọc lần 2.
e) Ưu điểm là đơn giản, dễ làm, ít tốn kém, nên có thể áp dụng rộng rãi.
g) Nhược điểm là chỉ dựa vào kiểu hình, nên dễ nhầm với thường biến. |
=> Đáp án:
1. a, b, d, e, g;
2. a, b, c, e, g.