Học tốt Sinh học 8, Bài 23. Thực hành: Hô hấp nhân tạo
2019-08-05T13:27:31-04:00
2019-08-05T13:27:31-04:00
https://sachgiai.com/Sinh-hoc/hoc-tot-sinh-hoc-8-bai-23-thuc-hanh-ho-hap-nhan-tao-11846.html
/themes/whitebook/images/no_image.gif
Sách Giải
https://sachgiai.com/uploads/sach-giai-com-logo.png
Thứ hai - 05/08/2019 13:26
Hệ thống lí thuyết cơ bản cần nhớ và hướng dẫn giải bài tập Sinh học 8, Bài 23. Thực hành: Hô hấp nhân tạo: Trả lời các câu hỏi và bài tập trong SGK, giải bài tập bổ sung.
I. KIẾN THỨC LÍ THUYẾT
- So sánh để chỉ ra điểm giống và khác nhau trong các tình huống chủ yếu cần hô hấp nhân tạo?
So sánh các tình huống chủ yếu cần được hô hấp nhân tạo.
+ Giống nhau: cơ thể nạn nhân thiếu ôxi, mặt tím tái.
+ Khác nhau: biểu hiện ở nạn nhân:
- Chết đuối: do phổi ngập nước.
- Điện giật: do cơ hô hấp và có thể cả cơ tim co cứng.
- Tự tử bằng treo cổ: nghẹt đường dẫn khí.
- Bị lâm vào môi trường ô nhiễm: ngất hay ngạt thở.
- So sánh để chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa 2 phương pháp hô hấp nhân tạo?
So sánh 2 phương pháp hô hấp nhân tạo.
* Giống nhau:
+ Mục đích: phục hồi sự hô hấp bình thường của nạn nhân.
+ Cách tiến hành:
Thông khí ở phổi của nạn nhân với nhịp 12-20 lần/phút.
Lượng khí được thông trong mỗi nhịp ít nhất là 200ml.
* Khác nhau:
+ Cách tiến hành:
- Phương pháp hà hơi thổi ngạt: dùng miệng thổi không khí trực tiếp vào phổi qua đường dẫn khí.
- Phương pháp ấn lồng ngực: dùng tay tác động gián tiếp vào phổi qua lực ép vào lồng ngực.
+ Hiệu quả: Phương pháp hà hơi thổi ngạt có nhiều ưu thế hơn là:
- Bảo đảm số lượng và áp lực của không khí đưa vào phổi.
- Không làm tổn thương lồng ngực (gãy xương sườn).