Học tốt Sinh học 8, Bài 41. Cấu tạo và chức năng của da
2019-08-15T06:19:33-04:00
2019-08-15T06:19:33-04:00
https://sachgiai.com/Sinh-hoc/hoc-tot-sinh-hoc-8-bai-41-cau-tao-va-chuc-nang-cua-da-11897.html
/themes/whitebook/images/no_image.gif
Sách Giải
https://sachgiai.com/uploads/sach-giai-com-logo.png
Thứ năm - 15/08/2019 06:17
Hệ thống lí thuyết cơ bản cần nhớ và hướng dẫn giải bài tập Sinh học 8, Bài 41. Cấu tạo và chức năng của da: Trả lời các câu hỏi và bài tập trong SGK, giải bài tập bổ sung.
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Qua phần đã học, các em cần nhớ những kiến thức sau:
1. Da có cấu tạo gồm 3 lớp:
+ Lớp biểu bì có tầng sừng là tầng tế bào sống.
+ Lớp bì có các bộ phận giúp da thực hiện chức năng cảm giác, bài tiết, điều hòa thân nhiệt.
+ Trong cùng là lớp mỡ dưới da.
2. Da tạo nên vẻ đẹp của người và có chức năng bảo vệ cơ thể, các lớp của da đều phối hợp thực hiện chức năng này.
II. TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK
A. TÌM HIỂU VÀ THẢO LUẬN
- Dùng mũi tên chỉ quan hệ giữa các bộ phận của da:
- Vào mùa hanh khô, ta thường thấy có những vảy nhỏ, trắng bong ra như phấn ở quần áo. Điều đó giải thích thế nào về thành phần lớp ngoài cùng của da? Vì sao da luôn mềm mại, khi bị ướt không ngấm nước?
Vào mùa hanh khô, ta thường thấy những vảy trắng nhỏ bong ra như phấn ở quần áo chứng tỏ lớp tế bào ngoài cùng của da hóa sừng và chết.
Da luôn mềm mại, không thấm nước vì được cấu tạo từ các mô sợi liên kết bền chặt với nhau và trên da có nhiều tuyến nhờn tiết chất nhờn lên bề mặt da.
- Vì sao ta nhận biết dược nóng lạnh, độ cứng, niềm của vật mà ta tiếp xúc?
Ta nhận biết được nóng, lạnh, độ cứng, mềm của vật mà ta tiếp xúc nhờ da có nhiều cơ quan thụ cảm là những đầu mút tế bào thần kinh.
- Da có phản ứng như thế nào khi trời nóng quá hay lạnh quá?
Khi trời nóng quá mao mạch dưới da dãn, tuyến mồ hôi tiết nhiều mồ hôi.
Khi trời lạnh quá, mao mạch co lại, cơ chân lông co.
- Lớp mỡ dưới da có vai trò gì?
Lớp mỡ dưới da là lớp đệm chống ảnh hưởng cơ học của môi trường và có vai trò góp phần chống mất nhiệt khi trời lạnh.
- Tóc và lông mày có tác dụng gì?
Tóc tạo nên một lớp đệm không khí có vai trò chống tia tử ngoại của ánh Mặt trời và điều hòa nhiệt độ. Tóc còn tạo nên vẻ đẹp của con người.
Lông mày có vai trò ngăn mồ hôi và nước (khi trời mưa) không để chảy xuống mắt.
- Da có những chức năng gì?
Da có chức năng:
+ Bảo vệ chống các yếu tố gây hại cho môi trường như sự va đập, sự xâm nhập của vi khuẩn, chống thấm nước và thoát nước.
+ Điều hòa thân nhiệt.
+ Nhận biết các kích thích của môi trường.
+ Tham gia hoạt động bài tiết.
+ Da và sản phẩm của da tạo vẻ đẹp của người.
- Đặc điểm nào giúp da thực hiện chức năng bảo vệ?
Do đặc điểm cấu tạo từ các sợi của mô liên kết, lớp mỡ dưới da có tuyến nhờn tiết chất nhờn và sắc tố da giúp da thực hiện chức năng bảo vệ.
- Bộ phận nào của da giúp da tiếp nhận các kích thích? Bộ phận nào thực hiện chức năng bài tiết?
+ Cơ quan thụ cảm là những đầu mút tế bào thần kinh giúp da tiếp nhận các kích thích.
+ Tuyến mồ hôi ở lớp bì giúp da thực hiện chức năng bài tiết.
- Da điều hòa thân nhiệt bằng cách nào?
Da điều hòa thân nhiệt bằng cách co hoặc dãn mao mạch ở lớp bì, tuyến mồ hôi, cơ co chân lông lớp mỡ.
B. TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Da có cấu tạo như thế nào? Có nên trang điểm bằng cách nhổ bỏ lông mày, dùng bút chì để kẻ lông mày tạo dáng không? Vì sao?
Da có cấu tạo gồm 3 lớp, từ ngoài vào trong có:
+ Lớp biểu bì có tầng sừng và tầng tế bào.
+ Lớp bì gồm thụ quan, dây thần kinh, tuyến mồ hôi, lông và bao lông, cơ co chân lông, mạch máu, tuyến nhờn.
+ Lớp mỡ.
Không nên trang điểm bằng cách nhổ bỏ lông mày, dùng bút chì tạo dáng.
Vì lông mày có tác dụng ngăn mồ hôi, nước (khi trời mưa) chảy xuống mắt.
2. Da có những chức năng gì? Những đặc điểm cấu tạo nào của da giúp da thực hiện những chức năng đó?
Da có những chức năng:
+ Bảo vệ: Chống các tác động cơ học của môi trường do da được cấu tạo từ các sợi của mô liên kết và lớp mỡ.
Các tuyến tiết chất nhờn có tác dụng diệt khuẩn, chống thấm và thoát nước.
Sắc tố tóc chống tác hại của tia tử ngoại.
+ Điều hòa thân nhiệt nhờ hệ thống mao mạch ở lớp bì, tuyến mồ hôi, cơ co chân lông, lớp mỡ, tóc.
+ Nhận biết các kích thích của môi trường nhờ thụ quan, dây thần kinh ở lớp bì.
+ Tham gia hoạt động bài tiết nhờ tuyến mồ hôi ở lớp bì.
+ Tạo vẻ đẹp của người: lông mày, móng, tóc.
+ Phản ánh tình trạng của nội quan và tuyến nội tiết.
III. CÂU HỎI BỔ SUNG
Em có biết người mù (khiếm thị) vẫn có thể đọc, viết chữ (chữ nổi) được là nhờ đâu không?
Người mù (khiếm thị) vẫn có thể đọc, viết chữ (chữ nổi) nhờ thụ quan, dây thần kinh ở da đặc biệt là đầu ngón tay rất nhạy cảm.
Bản quyền bài viết thuộc về
Sachgiai.com. Ghi nguồn Sách giải.com khi đăng lại bài viết này.