Học tốt Sinh học 8, Bài 8. Cấu tạo và tính chất của bộ xương
2019-07-28T10:08:23-04:00
2019-07-28T10:08:23-04:00
https://sachgiai.com/Sinh-hoc/hoc-tot-sinh-hoc-8-bai-8-cau-tao-va-tinh-chat-cua-bo-xuong-11809.html
/themes/whitebook/images/no_image.gif
Sách Giải
https://sachgiai.com/uploads/sach-giai-com-logo.png
Chủ nhật - 28/07/2019 10:05
Hướng dẫn giải bài tập Sinh học 8, Bài 8. Cấu tạo và tính chất của bộ xương: Hệ thống kiến thức cơ bản cần nhớ trong bài học, trả lời các câu hỏi và bài tập trong SGK, giải bài tập bổ sung.
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Cấu tạo của xương
a. Cấu tạo xương dài
- Gồm màng xương, mô xương cứng, mô xương xốp
- Trong khoang xương có tuỷ
- Xương dài có cấu tạo hình ống, mô xương xốp ở hai đầu xương, trong xương chứa tuỷ đỏ là nơi sản sinh hồng cầu (trẻ em có tuỷ đỏ còn người lớn có tuỷ vàng).
b. Cấu tạo xương ngắn, xương dẹt
- Không có hình ống, phía ngoài là mô xương cứng, bên trong là mô xương xốp với nhiều nan xương.
2. Thành phần hoá học của xương
- Xương gồm hai thành phần chính là cốt giao và muối khoáng. Sự kết hợp của hai thành phần này làm cho xương bền chắc và có tính mềm dẻo.
- Xương lớn lên về bề ngang nhờ sự phân chia của các tế bào xương, xương dài ra nhờ sự phân chia của các tế bào lớp sụn tăng trưởng.
II. TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK
A. PHẦN TÌM HIỂU THẢO LUẬN
* Từ thí nghiệm, em rút ra kết luận: đặc điểm cấu tạo hình ống của xương dài cứng, chắc, chịu lực.
* Từ thí nghiệm trên rút ra kết luận: xương dài ra nhờ sự phân chia của lớp sụn tăng trưởng.
* Kết luận về thành phần và tính chất của xương từ 3 thí nghiệm:
1. Ngâm xương đùi ếch trưởng thành trong đung dịch HCl 10%. Sau 10-15 phút lấy ra, uốn xương, thấy xương uốn cong được dễ dàng, do bây giờ trong xương chỉ còn chất cốt giao làm xương có tính đàn hồi (xương đã mất muối canxi).
2. Đốt 1 xương đùi ếch khác (hoặc 1 mẫu xương bất kì) trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi xương không cháy nữa, không còn thấy khói bay lên sau đó bóp nhẹ phần xương đã đốt thấy xương bở ra.
3. Bỏ xương đã bóp đó vào dung địch axit, quan sát và kết luận:
- Quan sát thấy sủi bọt khí đó chính là khí CO2 trong phản ứng HCl tác dụng với muối canxi.
- Kết luận: thành phần hóa học của xương (ngoài chất cốt giao) có muối khoáng (muối canxi) làm cho xương cứng chắc.
B. PHẦN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Vẽ hình cấu tạo 1 xương dài. (Hình 8.1)
- Sắp xếp các chức năng phù hợp cấu tạo ở bảng:
Các phần của xương |
Trả lời chức năng phù hợp |
Chức năng |
1. Sụn đầu xương.
2. Sụn tăng trưởng.
3. Mô xương xốp.
4. Mô xương cứng.
5. Tủy xương. |
1. b
2. g
3. d
4. e
5. a |
a. Sinh hồng cầu, chứa mỡ.
b. Giảm ma sát trong khớp.
c. Xương lớn lên về bề ngang.
d. Phân tán lực, tạo ô chứa tủy.
g. Xương dài ra. |
2. Thành phần hóa học của xương có ý nghĩa gì dối với chức năng của xương?
Thành phần hữu cơ là chất kết dính, bảo đảm xương có tính đàn hồi. Thành phần vô cơ (canxi, phôtpho) làm tăng độ cứng. Nhờ đó, xương cứng chắc, là cột trụ cho cơ thể.
3. Hãy giải thích vì sao xương động vật được hầm (đun sôi lâu) thì bở?
Xương được hầm lâu thì bở vì dưới tác dụng lâu của nhiệt độ làm chất vô cơ không liên kết được bởi cốt giao.
III. CÂU HỎI BỔ SUNG
Ta có nên tự luyện tập những môn thể thao nặng trong thời gian dài (tập tạ,...) mà không cần thầy hướng dẫn không? Tại sao?
Không nên. Vì khi tập những môn thể thao nặng kéo dài (tập tạ,...) gây ảnh hưởng lớn sự phát triển bộ xương, các động tác cần phải chính xác, phù hợp lứa tuổi, tránh ảnh hưởng xấu đến sự phát triển cơ, xương (bị lùn,...).