A. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.
Câu 1. Các kiểu dữ liệu nào sau đây không phải là kiểu dữ liệu trong ngôn ngữ lập trình Pascal:
A. Chuỗi.
B. Kí tự .
C. Hằng.
D. Số nguyên.
Câu 2. Câu lệnh Readln(b); có ý nghĩa gì?
A. Tạm dừng chương trình để xem kết quả.
B. Nhập giá trị cho biến b.
C. Câu lệnh thiếu.
D. Xuất giá trị của biến b.
Câu 3. Lệnh Clrscr dùng để làm gì?
A. Tạm ngưng chương trình.
B. In thông tin ra màn hình.
C. Khai báo thư viện.
D. Xoá màn hình kết quả.
Câu 4. Từ khoá Var trong Pascal dùng để làm gì?
A. Khai báo mảng.
B. Khai báo hằng.
C. Khai báo biến.
D. Khai báo tên chương trình.
Câu 5. Trong Pascal câu lệnh Writeln hoặc Write được dùng để:
A. In dữ liệu ra màn hình.
B. Đọc dữ liệu vào từ bàn phím..
C. Khai báo biến.
D. Khai báo hằng.
Câu 6. Cách gán giá trị a + b vào biến tổng là :
A. Tong:a+b;.
B. Tong(a+b);.
C. Tong=a+b;.
D. Tong:=a+b;.
Câu 7. Câu điều kiện đầy đủ có dạng :
A. if <điều kiện > then < câu lệnh 1>; .
B. if <điều kiện > then < câu lệnh 1> else < câu lệnh 2>; .
C. if <điều kiện > then <câu lệnh 1> ; else < câu lệnh 2>; .
D. if < câu lệnh 1> then < câu lệnh 2>; .
Câu 8. Để biên dịch chương trình ta sử dụng tổ hợp :
A. Alt – F9.
B. F9.
C. Ctrl – Shitf – F9.
D. Ctrl – F9.
II. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1. Viết chương trình nhập vào một số dương nhập từ bàn phím và kiểm tra xem nó có chia hết cho 3 không.
1) Gõ chương trình sau đây
Var n:integer;
Begin
Write(‘nhap n:’); Readln(n);
If n mod 3 = 0 then writeln(n, ‘la so chia het cho3’) else writeln(n,’khong chia het cho3’);
Readln; End.
2) Lưu chương trình với ten’chiahet.pas”. Dịch, sửa lỗi (nếu có).
3) Chạy chương trình với dữ liệu là 4; 6.
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
1. C; 2. C; 3. D; 4. C; 5. A; 6. D; 7. B; 8. A
II. Tự luận: (6 điểm)
Câu 1:
1) Gõ đúng chương trình (3 điểm)
2) Lưu được chương trình (2 điểm)
3) Chạy được chương trình (2 điểm)