Câu 1: (5 điểm)
Đánh dấu (S) vào câu sai và dấu (Đ) vào câu đúng trong các trường hợp sau đây.
1. □ Rút gọn câu và lược bỏ một số thành phần của câu để tạo thành câu rút gọn.
2. □ Sử dụng câu rút gọn là để thông tin được nhanh hơn và tránh lặp lại những từ ngữ đã xuất hiện ở câu trước.
3. □ Khi rút gọn thành phần chủ ngữ hoặc vị ngữ thì không cần phải căn cứ vào đối tượng hoặc nội dung đứng trước hoặc sau nó.
4. □ Bất kì trường hợp nào sử dụng câu rút gọn đều biến câu thành câu cộc lốc, khiếm nhã.
5. □ Sử dụng câu rút gọn đúng mục đích, nội dung và hoàn cảnh giao tiếp vẫn làm cho người khác hiểu sai hoặc hiểu nhầm phát ngôn của người nói người viết.
6. □ Trong giao tiếp có thể sử dụng câu rút gọn một cách thoải mái.
7. □ Trong viết văn, chúng ta có quyền sử dụng đa dạng các kiểu câu rút gọn.
8. □ Thơ ca thường sử dụng kiểu câu rút gọn nhưng nội dung ý nghĩa vẫn đảm bảo.
9. □ Thể loại tục ngữ sử dụng kiểu câu rút gọn vì thể loại này có đặc điểm ngắn gọn, hàm súc (ý ở ngoài lời).
10. □ Khi nói và viết không nên sử dụng câu rút gọn một cách tuỳ tiện.
Câu 2: (5 điểm)
Viết đoạn văn đối thoại sử dụng câu rút gọn (chủ đề tự chọn).
--------------------------------
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu 1: (5 điểm)
Ý | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | Đ | Đ | S | S | S | S | S | Đ | Đ | Đ |
Câu 2: (5 điểm)
Ví dụ: Chọn chủ đề học tập. Các em có thể đóng vai hỏi đáp, có sử dụng câu rút gọn.
Thanh: Đợt thi học kì vừa rồi bạn làm bài có tốt không?
Hoà: Tốt, còn bạn?
Thanh: Nhờ chuẩn bị bài kĩ mình làm tốt tất cả các môn.
Hoà: Thế bạn đã chuẩn bị gì cho chương trình ôn tập hè chưa Thanh?
Thanh: Đã chuẩn bị rồi. Hè này, mình sẽ đầu tư vào các môn chủ lực như Toán, Lí, Hoá, Văn, Anh văn.
Hoà: Mình cũng thế!