Bình giảng “Tống biệt hành” của Thâm Tâm (Bài 3)

Thứ bảy - 22/04/2017 09:30
Rung động sâu xa về cuộc chia tay da diết và đằm thắm tình đời, tình người đã thôi thúc nhà thơ Thâm Tâm viết bài thơ Tống biệt hành. Bởi thế mà giọng thơ như gợi nhớ về những điều gì đã xa của quá khứ, để lại trong lòng người những ấn tượng khôn nguôi.
Chia li! Đó là điều đã và sẽ xảy ra trong cuộc đời của mỗi con người. Bởi thế mà đề tài “Tống biệt” không phải là đề tài xa lạ đối với chúng ta. Thi hào Nguyễn Du xưa đã từng viết rất hay về những cuộc tiễn đưa, Thâm Tâm đã nói lên một tiếng thơ riêng - Một điệu hồn của một thi sĩ chắc đã từng có những cuộc chia li da diết và xót đau trong cuộc đời:

Đưa người, ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng.
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt,
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?


Những câu thơ đã gợi lên trong lòng người đọc những cảm xúc bâng khuâng, khó tả. Có lẽ người ta cảm thấy buồn nhiều hơn. Cảm xúc buồn cũng toát lên từ những câu thơ, những hình ảnh gợi lên cảm giác. Cả đoạn thơ là cả một chữ “không” và những dấu hỏi (?) “không đưa qua sông”, “không thắm”, “không vàng”... khắc họa một cảm giác gần như chơi vơi rợn ngập trong lòng. Có cái gì đó vừa như là thực, vừa huyền hồ, hư ảo. Rõ ràng “Đưa người ta không đưa qua sông, Mà sao có tiếng sóng ở trong lòng”. Câu thơ đã xác định rõ khoảng không gian của cuộc tiễn đưa người đọc hình dung cuộc tiễn đưa đó đang diễn ra ở một bến sông xa vắng, trong ánh hoàng hôn. Không có sóng, không có nước, mà sao có “sóng trong lòng”. Một khoảng không gian nữa được xác định. Trên kia là không gian có thực, cuộc tiễn đưa diễn ra trên khoảng không gian ấy. Nhưng đây là không gian trong lòng người. Thời gian cũng được xác định nhưng đó cũng là thời gian của lòng người. “Bóng chiều không thắm, không vàng vọt - Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?” Lại một lần “không” và câu hỏi vẫn chưa được xác định, nhưng nếu người đọc để ý, phát hiện và nắm bắt được những điều huyền diệu ẩn chứa trong tình cảm con người thì sẽ thấy tác giả nói như vậy là rất hợp lôgic tâm lí của mỗi con người.

Một lần “không”, hai lần “không” và câu hỏi đầy nghi ngờ chưa được giải đáp để rồi chỉ nói một chữ “có”.

Không có bến sông, không có bóng chiều vàng vọt, nhưng lại có tình người da diết và đằm thắm khôn cùng. Có biết, bao nhiều điều muốn nói đằng sau những từ “không” ấy. Có cái gì nhói lên thật xót đau trong lòng người ra đi và người ở lại. Bởi thế, họ mới nhìn thấy “hoàng hôn” trong mắt nhau. Những nét buồn ánh lên trong mắt. Nỗi đau chia li đã làm cho con người chơi vơi, đưa người ta vào một trạng thái tâm trạng lơ lửng. Chỉ biết “đau” và cảm thấy “đau”.

Phải chăng cuộc chia ly quá bất ngờ đối với mỗi người nên một lần nữa người ta phải xác định cảm xúc của mình.

Đưa người, ta chỉ đưa người ấy
Một giã gia đình, một dửng dưng...


Đúng “ta chỉ đưa người ấy”. Chỉ có một người ra đi nhưng chưa biết là ai và chưa biết người ấy đi đâu. Chỉ biết rằng “người ấy” đã tạm biệt gia đình và “một dửng dưng”. Người đọc cảm thấy như vừa hụt hẫng một cái gì chứa đựng trong lòng người ra đi. Sự “dửng dưng” kia không phải là tâm trạng lúc này của người ra đi. Có một nỗi đau đớn trong lòng nên họ đã tạo nên tư thế “dửng dưng” cho mình để nén ghìm nỗi đau. Con đường ra đi không định và chính “người ấy” cũng không biết. Nhưng “người ấy” ra đi với một quyết tâm lớn:

Chí lớn chưa về bàn tay không
Thì không bao giờ nói trở lại.


Đến đây có nhiều ý kiến cho rằng “người ấy” chính là người chiến sĩ ra đi tìm đường cứu nước. Tôi cho rằng ý kiến đó không hoàn toàn đúng, bởi không có một cơ sở nào để khẳng định như thế. Người đi tác giả không nói rõ. Và chỉ biết rằng “người ấy” người ấy ra đi với một quyết tâm lớn là thực hiện được “chí lớn” của mình. Rất có thể “người ấy” ra đi để tìm một cuộc sống mới, một cuộc sống tươi sáng hơn cuộc đời mà anh ta đã sống. Đặt trong hoàn cảnh những năm bốn mươi bài thơ ra đời, đó không phải là lẽ sống và ý tưởng tiến bộ của những đấng nam nhi hay sao? Nhưng có điều con đường tiến tới tương lai đối với họ còn mờ mịt, chưa xác định. Họ chấp nhận chia li, họ quyết tâm nhưng không phải họ không buồn không đau. Hai chữ “li khách” và dấu chấm than (!) đằng sau vừa nói lên nỗi đau của sự chia li, vừa nói lên quyết tâm một cách dứt khoát. Cũng như người ra đi trong bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi.

Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.


“Người ấy” ra đi với một tâm trạng buồn khôn xiết, với một nỗi đau:

Ta biết người buồn chiều hôm trước
Bây giờ mùa hạ sen nở nốt
Một chị, hai chị cũng như sen
Khuyên nốt em trai dòng lệ sót.
Ta biết người buồn sáng hôm nay:
Giờ chưa mùa thu, tươi thắm thay,
Em nhỏ ngây thơ đôi mắt biếc
Gói tròn thương tiếc chiếc khăn tay...


Đây là một cuộc tiễn đưa thật cảm động và xót thương. Nỗi xót xa cứ dâng ngập trong lòng người ra đi và người ở lại. Hình ảnh những người chị như những đóa sen cuối hạ của một miền quê lam lũ, và đứa em gái ngây thơ với chiếc khăn tay cứ lần lượt hiện ra trong tâm trí của người ra đi, nhói lên trong tâm hồn người ấy một nỗi xót xa vô hạn. Và vẫn biết ra di là phải chấp nhận những đắng cay, những xót xa và phải trả giá đắt cho cuộc ra đi của mình, nhưng “người ấy” vẫn quyết tâm cho đến cùng. Sự ra đi của người ấy cứ gợi lên trong lòng người đọc liên tưởng đến chàng Kinh Kha thời Chiến quốc “một đi không trở lại”, “ra đi không vương thê nhi”.

Sự ra đi càng bất ngờ, người ra đi càng quyết tâm bao nhiêu và nỗi đau được nén ghìm lại thì cuộc ra đi càng tiến triển theo chiều hướng tốt đẹp. Người ở lại mặc dù đau xót và nhớ thương nhưng cũng không cản trở người ra đi thực hiện “chí lớn”. Những người chị đã “khuyên em trai” trong tiếng nấc xót xa. Và đứa em nhỏ “ngây thơ đôi mắt biếc” trao cho anh chiếc khăn kỉ niệm. Rõ ràng là cả người đi và người ở đều phải chấp nhận những đắng cay, tiếc thương không ai ngăn cản công việc của ai. Mỗi người một phương đau xót nhưng họ điềm nhiên chấp nhận:

Người đi, ừ nhỉ, người đi thực

Dường như từ nay nỗi đau chia li đã đẩy con người vào trạng thái nửa như mơ, nửa như tỉnh và không định. Đến bây giờ, người đi, đi thật rồi người ở lại mới giật mình, bàng hoàng “ừ nhỉ”, “người đi thực”. Câu thơ thốt lên trong một trạng thái tâm hồn xiết đau. Người ở lại vừa như bừng tỉnh một cơn ác mộng. Tất cả những gì vừa diễn ra lại trở về nén ghìm trong nồi buồn đau của người ra đi.

Mẹ thà coi như chiếc lá bay.
Chị thà coi như là hạt bụi.
Em thà coi như hơi rượu say


Người đi dường như xác định được trước tất cả những gì sẽ xảy ra. Và “người ấy” đã để lại sau mình những nỗi buồn đau để ra đi với một tâm trạng khôn nguôi. Hai chữ “thà coi” được nhắc đi nhắc lại bao lần với ba lần nhắc đến “mẹ”, đến “chị”, đến “em” một lần nữa lại khẳng định quyết tâm ra đi của “người ấy”. Mẹ nhắc đến thoáng qua, chị thoáng qua, em thoáng qua để rồi “thà coi” như “hạt bụi”, như “lá bay” như “hơi rượu say”. Tôi cho rằng đây là một cách nói của người ra đi cụ thể là của tác giả Thâm Tâm để ghìm nén nỗi đau lại, để tâm hồn thanh thản ra đi nuôi dưỡng “chí lớn” của mình. “Thà coi” là như thế, thà chấp nhận là như thế còn hơn chịu mãi một nỗi đau: Chí lớn không thành.

Ta biết người ra đi trong bài thơ có một khát vọng rất chính đáng và cao đẹp. Người ấy nuôi dưỡng hi vọng thực hiện được khát vọng đó ở một phương trời xa nào đó.

Bài thơ đã kết thúc ở trong nỗi đau được ghìm nén và sự quyết tâm ra đi của “người ấy”. Âm hưởng của bài thơ vẫn còn đọng lại trong tâm hồn người đọc. Người đọc cảm thấy được cả nỗi đau của sự chia li. Song sự quyết tâm một cách dứt khoát của người ra đi cũng đủ để cho người đọc đương thời và hôm nay tin tưởng rằng trong cuộc đời thực của mỗi người sẽ có những cuộc ra đi như thế và đã có những người thành công trở về.

Bài thơ viết theo thể “hành”, tạo được không khí cổ kính, nhưng nội dung lại mang sắc thái rất mới mẻ độc đáo, ghìm nén nỗi đau lại, để tâm hồn thanh thản ra đi nuôi dưỡng “chí lớn” của mình. “Thà coi” là như thế, thà chấp nhận là như thế còn hơn là chịu mãi một nỗi đau: chí lớn không thành. Ta biết người ra đi trong bài thơ có một khát vọng rất chính đáng và cao đẹp. Người ấy nuôi dưỡng hi vọng thực hiện được khát vọng đó ở một phương trời xa nào đó.

Bài thơ đã kết thúc ở đây, trong nỗi đau được kìm nén và sự quyết tâm ra đi của “người ấy”. Âm hưởng của bài thơ vẫn còn đọng lại trong tâm hồn của người đọc. Người đọc cảm thấy được cả nỗi đau của sự chia li. Song sự quyết tâm một cách dứt khoát của người ra đi cũng đủ để cho người đọc đương thời và hôm nay tin tưởng rằng trong cuộc đời thực của mỗi người sẽ có những cuộc ra đi như thế và đã có những người thành công trở về.

Bài thơ viết theo “hành” vừa tạo được không khí cổ kính, mang lại sắc thái rất mới mẻ, độc đáo. Cho nên hôm nay, có lẽ sự quyết tâm ra đi thực hiện “chí lớn” của “người ấy” trong bài thơ Tống biệt hành vẫn còn có ý nghĩa với mỗi con người chân chính.

Nguyễn Quang Minh

Bản quyền bài viết thuộc về Sachgiai.com. Ghi nguồn Sách giải.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

THÀNH VIÊN

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Kênh Bóng đá trực tiếp hôm nay miễn phí ⇔ j888
Kênh 90Phut TV full HD ⇔ Gemwin
iwin ⇔ https://789bet.kitchen/ ⇔ go 88
truc tiep bong da xoilac tv mien phi
link trực tiếp
bóng đá xôi lạc tv hôm nay ⇔ link xem truc tiep bong da xoilac tv ⇔ https://104.248.99.177/
link trực tiếp bóng đá xoilactv tốc độ cao ⇔ xem bóng đá cà khịa tv trực tuyến hôm nay
hitclub ⇔ https://nhatvip.rocks ⇔ 
ABC8 ⇔ https://ww88.supply/ ⇔ W88
sin88.run ⇔ TDTC ⇔ 789BET ⇔ BJ88
33win ⇔ 789club ⇔ BJ88 ⇔ 789win
https://789betcom0.com/ ⇔ https://hi88.baby/
https://j88cem.com/ ⇔ https://iwin20.com/ ⇔ iwinclub
iwin ⇔  ⇔ iwin ⇔ ko66
 ⇔ bet88 ⇔ https://iwin89.com/ ⇔ 23win
FB88 ⇔ Hb88 ⇔ BJ88 ⇔ Fun222
789Bet ⇔ 789Bet ⇔ 33WIN
qh88 ⇔  ⇔ kuwin ⇔ VIPwin
Go88 ⇔ 23win ⇔ 789club ⇔ 69VN
BJ88 ⇔ Kuwin ⇔ hi88 ⇔ 789BET
77win tosafe ⇔ https://okvipno1.com/
8K BET ⇔ Go88 ⇔ 789club
69vn ⇔ hi88 ⇔ j88
99OK ⇔ jun888 เครดิตฟร ⇔ Bet88
https://789bethv.com/ ⇔ https://88clb.promo/
https://meijia789.com/ ⇔ BK8 ⇔ 33WIN
https://f8bet0.tv/ ⇔ https://choangclub.bar
https://vinbet.fun ⇔ https://uk88.rocks
Hay88 ⇔ https://33win.boutique/
789club ⇔ BJ88 ⇔ ABC8 ⇔ iwin
sunwin ⇔ sunwin ⇔ hi88 ⇔ hi88
go 88 ⇔ go88 ⇔ go88 ⇔ sun win
sun win ⇔ sunwin ⇔ sunwin ⇔ iwinclub
iwin club ⇔ iwin ⇔ iwinclub ⇔ iwin club
iwin ⇔ hitclub ⇔ hitclub ⇔ v9bet
v9bet ⇔ v9 bet ⇔ v9bet ⇔ v9 bet
v9 bet ⇔ rikvip ⇔ hitclub ⇔ hitclub
Go88 ⇔ Go88 ⇔ Sunwin ⇔ Sunwin
iwin ⇔ iwin ⇔ rikvip ⇔ rikvip
 v9bet ⇔ v9bet ⇔ iWin ⇔ 23WIN
https://j88.so/ ⇔ https://projectelpis.org/
https://33win103.com/ ⇔ SV66 ⇔ 
888B ⇔ 188BET ⇔ J88
https://ww88vs.com/ ⇔ 789BET
https://188bethnv.com/ ⇔ https://win79og.com/
Cakhiatv ⇔ CakhiaTV ⇔ Cakhia TV
https://timnhaonline.net/ ⇔ https://vididong.com/
https://obrigadoportugal.org/ ⇔ https://69vncom.pro/
https://thoibaoso.net/ ⇔ https://hi88.report/
https://margaretjeanlangstaff.com/ ⇔ https://sunwin214.com/
789winmb.black ⇔ 789win ⇔ https://iwin886.com/
https://88clb.lawyer/ ⇔ https://olicn.com/
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây