1. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Câu 1. Nhận định nào sau đây đúng với thể loại truyền thuyết?
A. Câu chuyện với những yếu tố hoang đường như có liên quan đến các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử của dân tộc.
B. Những câu chuyện hoang đường.
C. Cuộc sống hiện thực được tác giả tái hiện lại bằng tưởng tượng.
D. Lịch sử dân tộc được phản ánh chân thật qua các câu chuyện về một hay nhiều nhân vật lịch sử.
Câu 2. Truyện “Thạch Sanh” thể hiện triết lí gì của người bình dân?
A. Sự công bằng xã hội.
B. Sức mạnh của nhân dân.
C. Các thiện chiến thắng cái ác.
D. Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.
Câu 3. Hình tượng Thánh Gióng được coi là biểu tượng gì của tinh thần dân tộc?
A. Sức mạnh thần kì của tinh thần yêu nước.
B. Sức mạnh đoàn kết của dân tộc khi Tổ quốc bị lâm nguy.
C. Đoàn kết một lòng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
D. Sức mạnh phi thường và tinh thần sẩn sàng chiến đấu chống giặc ngoại xâm.
Câu 4. Thần Sơn Tinh còn có tên gọi nào sau đây:
A. Thần Tản Viên
B. Thổ thần
C. Sơn thần
2. TỰ LUẬN (8 điểm)
Câu 1. (3 điểm): Tóm tắt truyện Con Rồng, cháu Tiên bằng đoạn văn (khoảng 5-8 câu).
Câu 2. (5 điểm) Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc xong truyện Thạch Sanh.
---------------<SG>----------------
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
1. TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1. A
Câu 2. D
Câu 3. D
Câu 4. A
2. TỰ LUẬN (8 điểm)
Câu 1 (3 điểm)
* Nội dung tóm tắt (2 điểm) cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Giữ nguyên cốt truyện.
- Đầy đủ các sự việc chính.
- Tóm tắt bằng lời văn của mình.
- Lời văn mạch lạc, rõ ràng.
* Hình thức (1 điểm)
- Trình bày rõ ràng, mạch lạc, chặt chè.
- Đảm bảo đủ sô” câu.
Câu 2 (5 điểm)
* Nội dung: (4 điểm)
- Đảm bảo đúng dạng bài cảm thụ, nêu được nhận thức của bản thân về: cốt truyện, về nhân vật, về nghệ thuật, về ý nghĩa của truyện -» thấy được cái hay, cái đẹp của truyện. (2,5 điểm)
- Bày tỏ được cảm xúc của mình trước những cái hay, cái đẹp đó. (1,5 điểm)
* Hình thức:
- Cắc câu liên kết chặt chẽ, mạch lạc. (0,5 điểm)
- Đảm bảo đủ số câu. (0,5 điểm).