1. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1: Trong câu “Người ta vẫn còn thấy vật gì le lói dưới mặt hồ xanh”, từ “le lói” được dùng với nghĩa nào?
A. Ánh sáng nhỏ nhưng mạnh.
B. Ánh sáng nhỏ, yếu.
C. Ánh sáng dịu nhẹ, không chói mắt.
D. Ánh sáng mạnh, chói gắt.
Câu 2: Từ nào sau đây là từ láy?
A. Lủi thủi
B. Thiên thần
C. Thạch Sanh
D. Thần thông
Câu 3: Từ “lủi thủi” được hiểu là:
A. Chỉ có một mình.
B. Cô đơn, buồn tủi, đáng thương,
C. Mồ côi không ai nương tựa.
D. Chịu đựng vất vả một mình.
Câu 4: Từ nào sau đây là từ Hán Việt?
A. Gốc đa
B. Bến nước
C. Con đò
D. Gia tài
Câu 5: Từ “Tráng sĩ” trong câu “Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm rồi nhảy lên mình ngựa” thuộc từ loại nào?
A. tính từ
B. động từ
C. danh từ
D. trạng từ
Câu 6: Xác định đúng từ mượn trong những trường hợp sau:
A. Hoảng hốt
B. Chú bé
C. Lửa cháy
D. Tráng sĩ
2. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Đặt câu với các từ: ăn, nhà (theo nghĩa chuyển).
Câu 2 (3 điểm)
Chỉ ra các lỗi dùng từ và sửa lại cho đúng trong các câu sau:
A. Truyện Thạch Sanh là một truyện hay nên em rất thích truyện Thạch Sanh.
B. Nhà em có nuôi một con cún xinh, con cún nhà em rất xinh xắn.
C. Mỗi năm chính phủ phải dùng tiền hỗ trợ để hỗ trợ cho nhiều gia đình nghèo.
Câu 3 (3 điểm): Hãy viết đoạn văn miêu tả về cây tre (khoảng 6-8 câu), sử dụng ít nhất 1 số từ và 1 cụm danh từ.
---------------------------------
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
1. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | B | A | B | D | C | D |
2. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Mỗi câu đúng được 1 điểm.
a) Các quan xã ăn chặn tiền trợ cấp của chính phủ cho người nghèo.
b) Dương Trung Quốc là nhà sử học nổi tiếng của nước ta.
Câu 2: (3 điểm) Mỗi câu đúng được 1 điểm.
a. Lỗi dùng từ lặp, thừa từ: truyện Thạch Sanh.
Viết lại: Truyện Thạch Sanh là một truyện hay nên em rất thích
b. - Lỗi lặp từ và thừa từ: con cún nhà em, xinh xắn.
- Viết lại: Nhà em có nuôi một chú cún con, trông nó rất ngộ nghĩnh và xinh xắn.
c. Lỗi lặp từ: hỗ trợ
- Viết lại: Mỗi năm, chính phủ phải trích ngân sách để hỗ trợ cho nhiều gia đình nghèo.
Câu 3: (3 điểm)
- Nội dung:
+ Miêu tả ngoại hình, đặc điểm của cây tre.
+ Bày tỏ được tình cảm, thái độ của người viết.
- Hình thức:
+ Sử dụng kết hợp giữa miêu tả và biểu cảm.
+ Kết cấu: một câu mở đoạn; 4 đến 6 câu thân đoạn; 1 câu kết đoạn.
+ Sử dụng ít nhất một số từ và một cụm danh từ.