1. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1: Nhận xét nào dưới đây phù hợp với nội dung truyện truyền thuyết?
A. Truyện mượn chuyện loài vật, đồ vật hoặc con người đế nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhăm khuyên nhủ và đưa ra bài học.
B. Truyện kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật như nhân vật bất hạnh, người dùng sĩ, người có tài năng kì lạ, người thông minh ....
C. Truyện kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
D. Truyện kể về các hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui, hoặc phê phán, châm biếm những thói hư tật xấu.
Câu 2: Điểm khác biệt giữa nhân vật của truyền thuyết và thần thoại là:
A. Nhân vật gắn liền với các sự kiện và lịch sử.
B. Nhân vật thần thánh hoặc là người.
C. Hành động của nhân vật không có màu sắc thần thánh.
D. Nhân vật thường có xuất xứ không rõ ràng.
Câu 3: Truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” giải thích suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt ở mọi miền đất nước. Theo em, nhận xét ấy đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Câu 4: Truyền thuyết về thời đại các Vua Hùng thường có mối quan hệ chặt chẽ với thể loại nào sau đây?
A. Thần thoại
B. Cổ tích
C. Ngụ ngôn
D. Truyện cười
Câu 5: Vì sao Lạc Long Quân và Âu Cơ phải “Chia tay nhau lên đường”?
A. Vì không hiểu ý nhau.
B. Chia nhau những vùng đất đai để thống lĩnh và cai trị.
C. Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình, tập quán khác nhau.
D. Đế chia nhau tài sản và con cái.
Câu 6: Trong bốn cách chia loại từ phức sau đây, cách nào đúng?
A. Từ ghép và từ láy.
B. Từ phức và từ ghép,
C. Từ phức và từ đơn.
D. Từ phức và từ láy.
Câu 7: Tên người, tên địa danh được viết hoa như thế nào?
A. Viết hoa chữ cái đầu tiên của từ.
B. Viết hoa chữ cái đầu tiên mỗi tiếng.
C. Viết hoa toàn bộ chữ cái từng tiếng.
D. Không viết hoa tên đệm của người.
2. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: Xác định đúng từ ghép và từ láy sau:
Bao bọc, lăn tăn, hỏi han, sắm sửa, loảng xoảng, mai một, tính tình, cầu cạnh.
Câu 2: Trình bày những chi tiết kì ảo trong truyện “Con Rồng cháu Tiên” và nêu ý nghĩa của nó.
------------<SG>-------------
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
1. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
Đáp án | C | A | A | A | C | A | B |
2. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1 (Xác định đúng mỗi từ được 0,25 điếm)
- Các từ ghép là: bao bọc, hỏi han, sắm sửa, mai một, tính tình, cầu cạnh.
- Các từ láy là: lăn tăn, loảng xoảng.
Câu 2:
- Các chi tiết kì ảo (1 điểm):
+ Lạc Long Quân nòi Rồng có phép lạ diệt được yêu quái.
+ Âu Cơ đẻ ra bọc băm trứng, nở thành trăm người con khỏe mạnh.
- Ý nghĩa của các chi tiết kì ảo (4 điểm):
+ Tô đậm tính chất lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật và sự kiện.
+ Thiêng liêng hóa nguồn gốc giống nòi, gợi niềm tự hào dân tộc.
+ Làm cho tác phẩm trở nên hấp dẫn hơn vì sự bay bổng của các sự việc giàu trí tưởng tượng.