1. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lới đúng nhất
Câu 1: Ý nghĩa nổi bật nhất của hình tượng “cái bọc trăm trứng” trong truyền thuyết “Con Rồng, cháu Tiên” là gì?
A. Giải thích sự ra đời của dân tộc Kinh.
B. Ca ngợi sự hình thành nhà nước Văn Lang.
C. Tình yêu đất nước và lòng tự hào dân tộc.
D. Mọi người, mọi dân tộc Việt Nam phải thương yêu nhau như anh em một nhà.
Câu 2: Nhân vật chính trong truyện “Sơn Tỉnh, Thủy Tinh” là ai?
A. Sơn Tinh
B. Thủy Tinh
C. Sơn Tinh và Thủy Tinh.
Câu 3: Em bé thông minh trong truyện cổ tích “Em bé thông minh” thuộc kiểu nhăn vật nào?
A. Nhân vật mồ côi, bất hạnh.
B. Nhân vật đung sĩ.
C. Nhân vật thông minh, tài giỏi.
D. Nhân vật có phẩm chất tốt đẹp nhưng mang lốt xấu xí.
Câu 4: Điều gì cần tránh trong cuộc sống được rút ra từ câu chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”?
A. Phải có ước mơ, và hãy biến ước mơ thành hiện thực dù phải trải qua nhiều khó khăn, thách thức.
B. Đừng tham lam, vô ơn bạc nghĩa vì điều đó có thể biến một con người hiền lành thành một kẻ nhẫn tâm, độc ác.
C. Không nên để tình nghĩa, sự thủy chung và lòng nhân hậu thay đổi theo hoàn cảnh sống.
D. Hãy sống và hành động theo tham vọng của mình, dẫu tham vọng đó không phù hợp với khả năng của mình.
Câu 5: Truyện nào sau đây không phải là truyện ngụ ngôn?
A. Ếch ngồi đáy giếng
B. Cây bút thần
C. Thầy bói xem voi
D. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
Câu 6: Bài học nào sau đây đúng với truyện “Treo biển”?
A. Phải tự chủ trong cuộc sống.
B. Nên nghe nhiều người góp ý.
C. Chỉ làm theo lời khuyên đầu tiên.
D. Không nên nghe ai.
Câu 7: Truyện “Con hổ có nghĩa” đồ cao triết lí sống nào?
A. Tri ân trọng nghĩa
B. Dũng cảm
C. Không tham lam
D. Giúp đỡ người khác.
Câu 8: Tên người, tên địa danh Việt Nam được viết hoa như thế nào?
A. Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng.
B. Viết hoa chữ cái đầu tiên của tên.
C. Viết hoa toàn bộ chữ cái từng tiếng.
D. Không biết hoa tên đệm của người.
Câu 9: Vị ngữ của câu nào sau đây không có cụm động từ?
A. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi.
B. Thằng bé còn đang đùa nghịch ở sau nhà.
C. Người cha còn đang chưa biết trả lời ra sao.
D. Ngày hôm ấy, nó buồn.
Câu 10: Nhận xét nào đúng về kể chuyện tưởng tượng, sáng tạo?
A. Dựa vào một câu chuyện cổ tích rồi kể lại.
B. Tưởng tượng và kể một câu chuyện có lôgic tự nhiên và có ý nghĩa.
C. Kể lại một câu chuyện đã được học trong sách vở.
2. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1(1 điểm): Nêu ý nghĩa của truyện “Em bé thông minh”.
Câu 2 (4 điểm): Hãy kể về một người thân của em.
------------------------------
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
1. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | D | C | C | B | B | A | A | A | D | B |
2. TỰ LUẬN: (5 điểm)
Câu 1: (1 điểm): Nêu được ý nghĩa của truyện Em bé thông minh.
- Đề cao trí thông minh (kinh nghiệm dân gian).
- Ý nghĩa hài hước, mua vui, tạo tiếng cười hồn nhiên trong cuộc sống.
Câu 2 (4 điểm)
Mở bài: Giới thiệu người được kể.
Thân bài : - Đặc điểm của người đó.
- Những đức tính, việc làm, sở thích ...
- Thái độ, tình cảm của người đó đối xử với mọi người, với em.
- Kể một kỉ niệm đáng nhớ giữa em và người đó.
Kết bài: Cảm nghĩ của em về người đó.